Loading


Mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng như thế nào?

Mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng như thế nào? Văn bản pháp luật hiện hành nào quy định chi tiết về nội dung này?

Nội dung chính

    Mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng như thế nào? 

    Mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 14 Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 18/2016/NĐ-CP) như sau:

    - Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó.

    - Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường trên cơ sở thỏa thuận và giá trị Khoản nợ xấu được đánh giá lại. 

    Tổ chức tín dụng được phân bổ dần vào chi phí hoạt động phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ trừ đi giá trị mua bán của Khoản nợ được mua theo giá trị thị trường và giá trị Khoản dự phòng rủi ro đã trích cho chính Khoản nợ được mua bán theo nguyên tắc sau đây: 

    + Đối tượng được phân bổ là tổ chức tín dụng bị lỗ hoặc khi thực hiện việc phân bổ ngay phần chênh lệch này sẽ dẫn đến bị lỗ; 

    + Việc phân bổ được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 05 (năm) năm từ thời Điểm bán nợ. Số tiền phân bổ hàng năm không được thấp hơn chênh lệch thu chi (chưa bao gồm số tiền phân bổ). 

    Bộ Tài chính hướng dẫn chi Tiết việc phân bổ này.

    - Tổ chức tín dụng bán nợ phải cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán.

    - Trường hợp mua nợ xấu theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản đánh giá lại giá trị khoản nợ xấu trên cơ sở khả năng thu hồi vốn và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; khi cần thiết, Công ty Quản lý tài sản thuê tổ chức tư vấn định giá khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm.

    - Tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do Ngân hàng Nhà nước quy định không bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản được Ngân hàng Nhà nước xem xét, áp dụng các biện pháp sau đây:

    + Tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dựng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán;

    + Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng ở mức an toàn; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

    - Việc mua bán nợ xấu được lập thành hợp đồng và tổ chức tín dụng bán nợ phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với Công ty Quản lý tài sản.

    - Ngoài ra, nội dung quy định tại Điều này còn được hướng dẫn bởi Thông tư 19/2013/TT-NHNN , Khoản 7 đến Khoản 15 Điều 1 Thông tư 14/2015/TT-NHNN , Khoản 2 và Khoản 3 Điều 1 Thông tư 08/2016/TT-NHNN , Khoản 3 và Khoản 4 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-NHNN

    - Nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này được hướng dẫn Mục 4 Chương 2 Thông tư 19/2013/TT-NHNN , Khoản 7 và từ Khoản 13 đến Khoản 15 Điều 1 Thông tư 14/2015/TT-NHNN , Khoản 3 và Khoản 4 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-NHNN

    saved-content
    unsaved-content
    28
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ