Loading


Năm 2025, tăng mức phạt nồng độ cồn xe máy lên 10 triệu đồng theo Nghị định 168?

Từ 01/01/2025, mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn đối với xe máy có thể lên đến 10 triệu đồng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Nội dung chính

    Điều khiển xe máy có nồng độ cồn bao nhiêu mới bị cấm?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

    Các hành vi bị nghiêm cấm
    ...
    2. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
    ...

    Như vậy, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong hơi thở có nồng độ cồn là hành vi vi phạm pháp luật không kể mức độ ít hay nhiều.

    Năm 2025, tăng mức phạt nồng độ cồn xe máy lên 10 triệu đồng theo Nghị định 168?

    Năm 2025, tăng mức phạt nồng độ cồn xe máy lên 10 triệu đồng theo Nghị định 168? (Hình từ Internet)

    Năm 2025, tăng mức phạt nồng độ cồn xe máy lên 10 triệu đồng theo Nghị định 168 đúng không?

    Căn cứ quy định tại điểm d khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2025 người điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền lên đến 10 triệu đồng, đây là mức phạt kịch khung đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn.

    Đối chiếu với quy định trước đây, theo điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe máy có thể bị phạt lên đến 8 triệu đồng khi thực hiện hành vi trên.

    Theo đó, so với quy định cũ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, từ năm 2025, chính thức tăng mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy lên đến 10 triệu đồng.

    Cụ thể, những thay đổi đáng chú ý trong quy định mới về xử phạt nồng độ cồn xe máy năm 2025 bao gồm:

    Hành vi

    Nghị định 100

    Nghị định 168

    Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

    - Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng

    (Điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

    (Điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    - Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng

    (Điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

    - Trừ 04 điểm giấy phép lái xe.

    (Điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

    Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

    - Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng

    (Điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

    (Điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    - Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng

    Điểm b khoản 8 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)  

    - Trừ 10 điểm giấy phép lái xe.

    (Điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

    Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

    - Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng

    (Điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

    (Điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    - Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng

    (Điểm d khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

    - Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

    (Điểm c khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

    Người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn có được thông báo khi bị trừ điểm giấy phép lái xe?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

    Điểm của giấy phép lái xe
    1. Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
    2. Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
    3. Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 của Luật này do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
    4. Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng.
    5. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền trừ điểm giấy phép lái xe.
    6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này; quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe; quy định lộ trình thực hiện Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 3 Điều này.

    Theo đó, dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và người điều khiển xe máy sẽ được thông báo về việc bị trừ điểm giấy phép lái xe.

    saved-content
    unsaved-content
    79