Loading


Người bị tạm giữ được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam?

Người bị tạm giữ được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam? Người bị tạm giữ có nghĩa vụ như thế nào theo quy định?

Nội dung chính

    Người bị tạm giữ được quy định như thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam?

    Người bị tạm giữ được quy định tại Khoản 1 Điều 59 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể bao gồm:

    Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

    Theo quy định pháp luật hiện hành, người bị tạm giữ có quyền:

    - Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

    - Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

    - Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

    - Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

    - Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    - Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

    - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

    Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

    Trên đây là nội dung tư vấn về người bị tạm giữ. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    saved-content
    unsaved-content
    29