Loading


Người thuê nhà được nhận lại tiền đặt cọc khi nào?

Người thuê nhà được nhận lại tiền đặt cọc khi nào? Hợp đồng đặt cọc thuê nhà ở có phải là hợp đồng kinh doanh bất động sản không? Hợp đồng đặt cọc thuê nhà ở là hợp đồng gì?

Nội dung chính

    Người thuê nhà được nhận lại tiền đặt cọc khi nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 về tiền đặt cọc khi thuê nhà như sau:

    Đặt cọc
    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Theo đó, người thuê nhà được nhận lại tiền đặt cọc khi:

    - Người thuê nhà sẽ được nhận lại tiền đặt cọc hoặc trừ vào tiền thuê nhà khi hợp đồng thuê nhà được giao kết.

    - Người thuê nhà được nhận tiền đặt cọc khi chủ nhà từ chối thực hiện hợp đồng thuê, ngoài ra trong trường hợp này, người thuê nhà còn được nhận thêm một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc để bồi thường.

    Người thuê nhà được nhận lại tiền đặt cọc khi nào?

    Người thuê nhà được nhận lại tiền đặt cọc khi nào? (Hình từ Internet)

    Hợp đồng đặt cọc thuê nhà ở có phải là hợp đồng kinh doanh bất động sản không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 về các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản như sau:

    Hợp đồng trong kinh doanh bất động sản
    1. Các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản bao gồm:
    a) Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;
    b) Hợp đồng thuê nhà ở;
    c) Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích du lịch, lưu trú;
    d) Hợp đồng thuê công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích du lịch, lưu trú;
    đ) Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, văn phòng, thương mại, dịch vụ, công nghiệp và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp;
    e) Hợp đồng thuê công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, văn phòng, thương mại, dịch vụ, công nghiệp và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp;
    g) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản;
    h) Hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản;
    i) Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản;
    k) Hợp đồng chuyển nhượng một phần dự án bất động sản;

    l) Hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở, công trình xây dựng.

    ...

    Như vậy, hợp đồng đặt cọc thuê nhà ở không phải là một loại trong hợp đồng kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, hợp đồng thuê nhà ở lại là hợp đồng kinh doanh bất động sản.

    Hợp đồng đặt cọc thuê nhà ở là loại hợp đồng gì?

    Nếu hợp đòng đặt cọc thuê nhà ở không phải là hợp đồng kinh doanh bất động sản. Vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về hợp đồng bảo đảm tài sản như sau:

    Giải thích từ ngữ
    5. Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.
    Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm.

    Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.

    ...

    Như vậy, hợp đồng bảo đảm bao gồm một số loại hợp đồng như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược…Và hợp đồng đặt cọc thuê nhà ở là một loại hợp đồng bảo đảm.

    Theo đó, hợp đồng bảo đảm là một loại hợp đồng trong đó một bên (gọi là bên bảo đảm) cam kết bảo vệ quyền lợi cho bên kia (gọi là bên nhận bảo đảm) trong trường hợp bên nhận bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng như cam kết trong hợp đồng chính.

    Hợp đồng bảo đảm thường được sử dụng trong các giao dịch vay mượn, hợp đồng mua bán, cho thuê, hoặc các giao dịch tài chính khác, khi bên có nghĩa vụ chính không thể tự bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình.

    saved-content
    unsaved-content
    89