Loading


Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Em được biết đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc xét xử vụ án hành chính?

Nội dung chính

    Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?

    Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

    Theo đó, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính được hiểu như sau: 

    -  Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành, tham gia tố tụng nếu có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    - Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    saved-content
    unsaved-content
    97