Loading


Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thủy nội địa tại Việt Nam được quy định cụ thể như thế nào?

Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thủy nội địa tại Việt Nam được quy định cụ thể như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thủy nội địa tại Việt Nam được quy định cụ thể như thế nào?

    Theo Điều 3 Thông tư 18/2021/TT-BGTVT có quy định về phạm vi quản lý như sau:

    Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thuỷ nội địa trực thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam bao gồm các cảng, bến (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu đã được công bố, cấp phép hoạt động, cụ thể như sau:

    - Cảng, bến, khu neo đậu trên đường thuỷ nội địa quốc gia;

    - Cảng, bến, khu neo đậu trên đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia;

    - Cảng, bến, khu neo đậu có vùng đất, vùng nước vừa trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa địa phương;

    - Cảng, bến, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa quốc gia;

    - Cảng, bến, khu neo đậu khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.

    Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thuỷ nội địa trực thuộc cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Sở) thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm các cảng, bến (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu đã được công bố, cấp phép hoạt động, cụ thể như sau:

    - Cảng, bến, khu neo đậu trên đường thuỷ nội địa địa phương;

    - Cảng, bến, khu neo đậu trên đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương;

    - Cảng, bến, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa địa phương;

    - Cảng, bến, khu neo đậu khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.

    saved-content
    unsaved-content
    31