Loading

13:15 - 26/12/2024

Phân loại dự án đầu tư PPP trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP năm 2025

Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP là gì? Phân loại dự án đầu tư PPP trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP từ ngày 15/01/2025?

Nội dung chính

    Dự án PPP là gì? Quy mô đầu tư dự án PPP được quy định như thế nào? 

    Theo Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:

    - Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;

    - Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;

    - Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.

    Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP như sau:

    - Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;

    - Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;

    - Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b Khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.

    (Hợp đồng O&M là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020)

    Lưu ý: Trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng.

    Phân loại dự án đầu tư PPP trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP năm 2025

    Theo khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 đã sửa đổi, bổ sung Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 về lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP và phân loại dự án PPP như sau:

    (1) Dự án đầu tư theo phương thức PPP được thực hiện trong các ngành, lĩnh vực đầu tư công nhằm mục đích đầu tư, xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, trừ dự án thuộc trường hợp sau đây:

    - Dự án thuộc trường hợp độc quyền nhà nước theo quy định của pháp luật;

    - Dự án thuộc ngành, lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

    (2) Dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:

    - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;

    - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

    - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;

    - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

    - Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    - Dự án không thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư, gồm các dự án quy định tại các khoản 2a, 2b và 2c Điều 11 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.

    Như vậy, dự án đầu tư PPP trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP được phân loại như trên từ ngày 15/01/2025. 

    Phân loại dự án đầu tư PPP trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP năm 2025 (hình từ internet)

    Phân loại dự án đầu tư PPP trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP năm 2025 (hình từ internet)

    Bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư thực hiện dự án PPP được quy định như thế nào? 

    Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP), làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
    2. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án PPP, làm cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án.
    3. Bảo đảm dự thầu là việc nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trước thời điểm đóng thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà đầu tư.
    ...
    Như vậy, bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư thực hiện dự án PPP gồm các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trước thời điểm đóng thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà đầu tư.
    saved-content
    unsaved-content
    53