Loading


Quy định về nội dung chi cho công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế như thế nào?

Quy định về nội dung chi cho công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy định về nội dung chi cho công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế như thế nào?

    Tại Điều 3 Thông tư 85/2018/TT-BTC quy định nội dung chi cho công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế như sau:

    (1). Chi phí trong giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài khiếu nại và yêu cầu tham vấn hoặc gửi thông báo ý định khởi kiện:

    - Chi phục vụ hoạt động nghiên cứu pháp luật, điều ước quốc tế hoặc cam kết quốc tế, hồ sơ và các tài liệu khác liên quan đến vụ việc nhà đầu tư nước ngoài khiếu nại hoặc yêu cầu tham vấn;

    - Chi tham vấn chuyên gia trong nước và quốc tế;

    - Chi phục vụ hoạt động tham vấn, thương lượng với nhà đầu tư nước ngoài.

    (2). Chi phí trong giai đoạn nhà đầu tư nước ngoài nộp đơn khởi kiện ra trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền:

    - Xây dựng chiến lược, phương án tham gia giải quyết tranh chấp;

    - Chi công tác chuẩn bị tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc;

    - Xây dựng bản trả lời thông báo trọng tài theo quy định của Quy tắc trọng tài trong trường hợp không hoặc chưa thuê luật sư tư vấn cho Chính phủ;

    - Chi phí phục vụ cho hoạt động lựa chọn luật sư, trọng tài viên phía Việt Nam (nếu có);

    - Chi phí phục vụ cho hoạt động hòa giải ngoài trọng tài quốc tế (nếu có).

    (3). Chi phí trong giai đoạn tranh chấp đầu tư quốc tế được giải quyết tại trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền:

    - Chi thuê luật sư đại diện cho Chính phủ, cơ quan Nhà nước và chi phí thuê chuyên gia trong nước và quốc tế;

    b) Chi phí cho nhân chứng tham gia vụ kiện;

    - Xây dựng bản Tự bảo vệ của Chính phủ trong trường hợp không thuê hoặc chưa thuê luật sư tư vấn cho Chính phủ và các bản đệ trình khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;

    - Xây dựng bản kháng biện cho Chính phủ trong trường hợp không hoặc chưa thuê luật sư tư vấn cho Chính phủ;

    đ) Chi tham gia các phiên xét xử tại trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền;

    - Chi phiên dịch tại phiên xét xử;

    - Chi thuê địa điểm xét xử (nếu có);

    - Chi phí phục vụ hoạt động công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp.

    (4). Chi phí cho hoạt động phối hợp liên ngành giải quyết vụ kiện.

    (5). Chi phí truy cập phần mềm, cơ sở dữ liệu về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

    (6). Chi dịch tài liệu, chi làm đêm, làm thêm giờ và chi phí trực tiếp khác cho công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp quốc tế.

     

    saved-content
    unsaved-content
    33