Loading


Quy định về tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ của người vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa như thế nào?

Tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm lĩnh vực giao thông đường thủy nội bộ như thế nào?

Nội dung chính

    Tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như thế nào?

    Căn cứ Điều 51 Nghị định 139/2021/NĐ-CP việc tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm được quy định như sau:

    - Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm được thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

    - Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

    - Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các giấy tờ theo thứ tự sau đây, cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt:

    + Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện;

    + Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực đối với trường hợp phương tiện thế chấp;

    + Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;

    + Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của máy trưởng;

    + Giấy tờ liên quan đến tang vật, phương tiện khác.

    - Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ phương tiện hoặc thuyền viên, người lái phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hành khách, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

    - Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định có liên quan khác của pháp luật.

    Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn được thực hiện ra sao?

    Căn cứ Điều 52 Nghị định 139/2021/NĐ-CP việc tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của người vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định như sau:

    - Việc tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

    - Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng thời hạn tước là thời hạn còn lại của giấy phép, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn đối với hành vi vi phạm.

     

    saved-content
    unsaved-content
    24