Loading


Quy định về việc áp dụng biện pháp tự vệ và bồi thường đối với các vụ việc liên quan đến biện pháp tự vệ trong khuôn khổ RCEP chuyển tiếp là gì?

Việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được quy định thế nào? Công tác bồi thường đối với vụ việc về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp quy định ra sao?

Nội dung chính

    Việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được quy định thế nào?

    Theo Điều 12 Thông tư 07/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 08/5/2022) quy định về việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như sau:

    1. Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời. Việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 52 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

    2. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được áp dụng gồm:

    a) Đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Hiệp định RCEP; hoặc

    b) Áp dụng thuế tự vệ dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa bị điều tra. Tổng mức thuế nhập khẩu theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP và thuế tự vệ không vượt quá mức thấp hơn của thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi được áp dụng vào ngày ngay trước ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực.

    3. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp không vượt quá 03 năm bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời.

    4. Trong trường hợp thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời dài hơn 01 năm, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp phải được giảm dần mức độ áp dụng.

    5. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp có thể được gia hạn không vượt quá 01 năm trên cơ sở kết quả rà soát cuối kỳ. Quy trình, thủ tục rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 69 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

    6. Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa liên quan thực hiện theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp đó.

    7. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp sẽ không áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ nước Thành viên đáp ứng các điều kiện sau:

    a) Thị phần nhập khẩu hàng hóa liên quan có xuất xứ từ nước Thành viên đó xét về khối lượng, số lượng không vượt quá 3% tổng nhập khẩu hàng hóa đó từ tất cả các nước Thành viên;

    b) Tổng thị phần nhập khẩu hàng hóa liên quan có xuất xứ từ các nước Thành viên quy định tại điểm a khoản này xét về khối lượng, số lượng không vượt quá 9% tổng nhập khẩu hàng hóa đó từ tất cả các nước Thành viên.

    8. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp sẽ không được áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ nước Thành viên kém phát triển. Việc xác định danh sách nước Thành viên kém phát triển thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và theo quy định của Hiệp định RCEP.

    9. Không áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong thời hạn 01 năm kể từ ngày việc cắt giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế quan đầu tiên có hiệu lực đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước Thành viên theo cam kết trong Hiệp định RCEP.

    10. Không tái áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp đối với hàng hóa nhập khẩu đã bị áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong một khoảng thời gian bằng với thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trước đó hoặc trong 01 năm kể từ khi hết hạn biện pháp đó, tùy theo thời gian nào dài hơn.

    Quy định về việc áp dụng biện pháp tự vệ và bồi thường đối với các vụ việc liên quan đến biện pháp tự vệ trong khuôn khổ RCEP chuyển tiếp là gì? (Hình từ Internet)

    Công tác bồi thường đối với vụ việc về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp

    Bên cạnh đó, tại Điều 14 Thông tư 07/2022/TT-BTC cũng quy định về việc bồi thường đối với biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp như sau:

    1. Việc thực hiện thủ tục bồi thường khi Việt Nam điều tra, áp dụng, gia hạn biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 7.7 Hiệp định RCEP.

    2. Thẩm quyền thực hiện thủ tục bồi thường thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Quản lý ngoại thương.

    saved-content
    unsaved-content
    11