Loading

11:52 - 23/12/2024

Quyết định 38 quy định đơn giá bồi thường cây trồng khi thu hồi đất tại tỉnh Kiên Giang

Quyết định 38 quy định đơn giá bồi thường cây trồng khi thu hồi đất tại tỉnh Kiên Giang. Trường hợp nào không bồi thường cây trồng, vật nuôi khi thu hồi đất tại tỉnh Kiên Giang?

Nội dung chính

    Quyết định 38 quy định đơn giá bồi thường cây trồng khi thu hồi đất tại tỉnh Kiên Giang

    Ngày 11/12/2024, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định 38/2024/QĐ-UBND quy định về đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi và mức hỗ trợ di dời đối với từng loại vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

    Theo Điều 4 Quyết định 38/2024/QĐ-UBND quy định về đơn giá bồi thường cây trồng tại tỉnh Kiên Giang như sau:

    (1) Nhóm cây ăn trái

    Xem chi tiết Bảng giá bồi thường nhóm cây ăn trái Tại đây

    (2) Nhóm cây lấy gỗ

    Xem chi tiết Bảng giá bồi thường cho nhóm cây lấy gỗ lớn, cây
    ưa sáng mọc nhanh, cây tạp khác Tại đây

    (3) Nhóm cây kiểng


    Xem chi tiết Bảng giá bồi thường cho nhóm cây hoa kiểng Tại đây

    (4) Đối với cây hàng năm

    Xem chi tiết Bảng giá bồi thường cho cây hàng năm Tại đây

    Trường hợp nào không phải bồi thường cây trồng, vật nuôi khi thu hồi đất tại tỉnh Kiên Giang?

    Ngày 11 tháng 12 năm 2024, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định 38/2024/QĐ-UBND quy định về đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi và mức hỗ trợ di dời đối với từng loại vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

    Tại Điều 3 Quyết định 38/2024/QĐ-UBND quy định về những trường hợp không phải bồi thường cây trồng, vật nuôi khi thu hồi đất tại tỉnh Kiên Giang cụ thể là:

    - Cây trồng, vật nuôi được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Những cây trồng trong chậu, trong bồn, cây ăn trái trồng tạm với mục đích ươm giống, bán giống, vật nuôi có thể di dời được thì chỉ hỗ trợ chi phí di dời và thiệt hại do di dời, nuôi trồng lại. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xem xét thực tế chi phí di dời, thiệt hại đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ nhưng mức tối đa bằng 30% so với giá bồi thường của loại cây trồng, vật nuôi quy định tại Quyết định 38/2024/QĐ-UBND.

    - Đối với cây trồng hằng năm, vật nuôi đã đến thời kỳ thu hoạch thì không bồi thường; trường hợp loại cây hằng năm, vật nuôi chưa đến thời kỳ thu hoạch, nếu dự án chưa thật cấp bách, có thể kéo dài đủ thời gian để thu hoạch thì không bồi thường. 

    Quyết định 38 quy định đơn giá bồi thường cây trồng khi thu hồi đất tại tỉnh Kiên GiangQuyết định 38 quy định đơn giá bồi thường cây trồng khi thu hồi đất tại tỉnh Kiên Giang (Hình từ internet)

    Nguyên tắc bồi thường cây trồng và hỗ trợ di dời vật nuôi khi thu hồi đất tại tỉnh Kiên Giang là gì?

    Theo Điều 2 Quyết định 38/2024/QĐ-UBND quy định:

    (1) Nguyên tắc bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi

    Việc bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 103 của Luật Đất đai 2024.

    Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu giữ lại cây để sử dụng hoặc làm cảnh quan môi trường thì hai bên tự thỏa thuận mức hỗ trợ thêm ngoài mức bồi thường tại Quyết định 38/2024/QĐ-UBND.

    (2) Nguyên tắc hỗ trợ di dời 

    Đối với vật nuôi có thể di dời thì được hỗ trợ một phần chi phí để hỗ trợ cho chủ sở hữu vật nuôi khi phải di dời theo đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. 

    (3) Phương pháp đo đếm cây rừng

    Đối với rừng trồng tập trung và rừng tái sinh để lấy gỗ, số lượng cây nhiều hoặc rừng có nhiều chủng loại cây dày đặt, xen kẻ nhau, việc kiểm đếm cây khó khăn, mất nhiều thời gian thì kiểm đếm bằng phương pháp rút mẫu với tỷ lệ từ 2% đến 5% để xác định số lượng cây bồi thường, nhưng số lượng cây bồi thường có thời gian trồng từ 2 năm tuổi trở lên thì mật độ tối đa bằng 15.000 cây/ha, có thời gian trồng dưới 2 năm tuổi thì mật độ tối đa bằng 20.000 cây/ha. Đối với cây ăn trái phải kiểm đếm cụ thể để xác định số lượng, chủng loại; đối với các loại cây ăn trái gieo trồng với mật độ cao (theo kiều sạ lan hoặc không theo quy cách) với số lượng trên 10 cây/m2 thì tính tối đa là 10 cây/m2.

    Trường hợp rừng trồng không liền ô, không liền lô, không liền khoảnh cho một tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân thì tiến hành đo đếm toàn diện. Rừng trồng không liền ô, không liền lô, không liền khoảnh là diện tích trồng rừng có một hoặc nhiều đường băng trắng chia tách lô rừng, khoảnh rừng; mỗi lô, khoảnh rừng có diện tích nhỏ hơn 3.000 m2; đường băng trắng có chiều rộng tối thiểu là 10m.

    Quyết định 38/2024/QĐ-UBND  có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2024.

    saved-content
    unsaved-content
    56