Loading

14:32 - 02/10/2024

Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông là gì? Có bắt buộc tất cả phương tiện giao thông đều gắn thẻ đầu cuối hay không?

Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông là gì? Có phải tất cả phương tiện tham gia giao thông đều phải gắn hẻ đầu cuối? Khi gắn thẻ đầu cuối chủ phương tiện cần làm gì?

Nội dung chính

    Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ là gì?

    Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    3. Thẻ đầu cuối là thiết bị điện từ được gắn trên phương tiện để giao tiếp thông tin với hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu theo tiêu chuẩn về nhận dạng tần số vô tuyển thụ động cho việc giao tiếp không dây và lưu trữ các thông tin liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
    ...

    Như vậy, thẻ đầu cuối là thiết bị điện từ được gắn trên phương tiện để giao tiếp thông tin với hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu theo tiêu chuẩn về nhận dạng tần số vô tuyển thụ động cho việc giao tiếp không dây và lưu trữ các thông tin liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.

    Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ như sau:

    Cấu thành hệ thống thanh toán điện tử giao thông
    ...
    2. Hệ thống thanh toán điện tử giao thông bao gồm các cấu thành sau:
    a) Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện;
    b) Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ;
    c) Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh
    toán điện tử giao thông;
    d) Hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu;
    đ) Hệ thống đường truyền dữ liệu;
    e) Các hệ thống, thiết bị, hạng mục khác bảo đảm hoạt động của Hệ thống thanh toán điện tử giao thông; bảo đảm kết nối liên thông giữa các cấu thành của hệ thống thanh toán điện từ giao thông với nhau.

    Theo đó, thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện là một trong những yếu tố cấu thành nên hệ thống thanh toán điện tử giao thông.

    Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông là gì? Có bắt buộc tất cả phương tiện giao thông đều gắn thẻ đầu cuối hay không?

    Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông là gì? Có bắt buộc tất cả phương tiện giao thông đều gắn thẻ đầu cuối hay không? (Hình từ Internet)

    Có bắt buộc tất cả phương tiện giao thông đều gắn thẻ đầu cuối hay không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng quy định như sau:

    Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông đường bộ
    1. Phương tiện giao thông đường bộ thuộc đối tượng chịu phí dịch vụ sử dụng đường bộ và các phương tiện được miễn phí sử dụng dịch vụ đường bộ (xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe chuyên dùng phục vụ an ninh, xe sử dụng vé “Phí đường bộ toàn quốc”) phải được gắn thẻ đầu cuối.
    ...

    Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 90/2023/NĐ-CP về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ như sau:

    Đối tượng chịu phí
    1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).
    ...

    Như vậy, chỉ những phương tiện giao thông đường bộ thuộc đối tượng chịu phí dịch vụ sử dụng đường bộ như xe ô tô, xe đầu kéo, các loại xe tương tự và các phương tiện được miễn phí sử dụng dịch vụ đường bộ như xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe chuyên dùng phục vụ an ninh, xe sử dụng vé “Phí đường bộ toàn quốc” mới phải gắn thẻ đầu cuối.

    Chủ phương tiện gắn thẻ đầu cuối phải làm gì?

    Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ như sau:

    Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện
    1. Phương tiện phải được gắn thẻ đầu cuối để mở tài khoản giao thông. Việc gắn thẻ đầu cuối và kích hoạt thẻ đầu cuối do Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.
    2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho các phương tiện phục vụ an ninh, quốc phòng tham gia giao thông.
    3. Chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ. Thẻ đầu cuối được Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ bảo hành trong thời gian tối thiểu là 12 tháng kể từ thời điểm gắn thẻ.

    Như vậy, chủ phương tiện muốn mở tài khoản giao thông thì phương tiện phải được gắn thẻ đầu cuối. Việc gắn thẻ đầu cuối và kích hoạt thẻ đầu cuối do Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện theo các quy định tại Nghị định 119/2024/NĐ-CP.

    Bên cạnh đó, các phương tiện phục vụ an ninh, quốc phòng tham gia giao thông thuộc quyền sử dụng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cần phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ để thực hiện gắn thẻ đầu cuối.

    Đồng thời, chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ đầu cuối cho Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ. Thẻ đầu cuối được Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ bảo hành trong thời gian tối thiểu là 12 tháng kể từ thời điểm gắn thẻ.

    saved-content
    unsaved-content
    37