Loading


Thi hành án trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản như thế nào?

Nếu số tiền do người thứ ba đang giữ của để phục vụ cho việc bảo đảm 01 nghĩa vụ khác (ví dụ nghĩa vụ bảo hành) mà việc bảo đảm này chưa kết thúc thì người thứ ba có phải nộp ngay số tiền đang giữ hay là sau khi kết thúc thời hạn bảo lãnh mới nộp cho cơ quan thi hành án ?

Nội dung chính

    Thi hành án trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản như thế nào?

    Điều 81 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định vầ thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ như sau:

    “Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng”.

    Điều 23 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thi hành án dân sự, quy định về thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ như sau:

    “Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án mà không thực hiện quyết định của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền, tài sản đó thì bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án”.

    Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu.

    Tuy nhiên Điều 90 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định về kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp (tài sản có bảo đảm) như sau:

    “1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
      2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.”

    Như vậy, nghĩa vụ bảo hành để thực hiện cho một nghĩa vụ khác được bảo đảm cho nghĩa vụ đó.

    Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu người phải thi hành án không còn tài sản khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp (tài sản có bảo đảm) nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

    Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp (có bảo đảm), Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thi hành án trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Thi hành án dân sự 2008 để nắm rõ quy định này.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    30
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ