Loading

14:34 - 06/12/2024

Thông tin nội dung công khai đối với gói thầu mua sắm hàng hóa trong kết quả lựa chọn nhà thầu là gì?

Thông tin nội dung công khai đối với gói thầu mua sắm hàng hóa trong kết quả lựa chọn nhà thầu là gì?

Nội dung chính

    Thông tin nội dung công khai đối với gói thầu mua sắm hàng hóa trong kết quả lựa chọn nhà thầu là gì?

    Ngày 17/11/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT về việc hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

    Trong đó, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 20 Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT, đối với gói thầu mua sắm hàng hóa phải công khai chi tiết thông tin về các hạng mục hàng hóa trúng thầu bao gồm các nội dung như sau:

    (1) Danh mục hàng hóa;

    (2) Ký mã hiệu;

    (3) Nhãn hiệu;

    (4) Năm sản xuất;

    (5) Xuất xứ (quốc gia, vùng lãnh thổ);

    (6) Hãng sản xuất;

    (7) Cấu hình, tính năng kỹ thuật cơ bản;

    (8) Đơn vị tính;

    (9) Khối lượng;

    (10) Mã Chương, mã Nhóm (tương ứng với 4 số đầu tiên của bộ mã) trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hạnh (gọi chung là mã HS) (nếu có);

    (11) Đơn giá trúng thầu.

    Thông tin nội dung công khai đối với gói thầu mua sắm hàng hóa trong kết quả lựa chọn nhà thầu là gì?

    Thông tin nội dung công khai đối với gói thầu mua sắm hàng hóa trong kết quả lựa chọn nhà thầu là gì? (Hình từ Internet)

    Các Mẫu hồ sơ và Phụ lục nào áp dụng cho gói thầu mua sắm hàng hóa?

    Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT, có 03 Mẫu hồ sơ, Phục lục áp dụng cho gói thầu mua sắm hàng hóa (bao gồm cả trường hợp mua sắm tập trung) là:

    (1) Mẫu số 4A được sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;

    (2) Mẫu số 4B được sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ;

    (3) Mẫu số 4C được sử dụng để lập E-HSMST.

    Nhà thầu có trách nhiệm gì trong quá trình tham dự thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?

    Điều 26 Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT quy định:

    Trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình tham dự thầu
    1. Nhà thầu chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin kê khai trên webform và file tài liệu đính kèm trong quá trình tham dự thầu. Nhà thầu nhập thông tin theo yêu cầu của E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT và đính kèm các file tài liệu để tạo thành bộ E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT như sau:
    a) Thông tin về tính hợp lệ của E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT:
    Đối với nội dung về bảo đảm dự thầu, nhà thầu kê khai thông tin và đính kèm bản scan bảo đảm dự thầu. Trường hợp sử dụng bảo lãnh dự thầu điện tử, nhà thầu chọn bảo lãnh dự thầu do tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành, lưu trữ trên Hệ thống vào E-HSDT. Đối với nhà thầu liên danh, các thành viên liên danh phải sử dụng cùng thể thức bảo lãnh dự thầu: bảo lãnh dự thầu điện tử hoặc bằng giấy;
    Đối với các nội dung còn lại, nhà thầu chỉ kê khai thông tin trên webform mà không cần đính kèm bản scan các văn bản, tài liệu liên quan.
    b) Thông tin về năng lực, kinh nghiệm:
    Đối với hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất: nhà thầu kê khai và đính kèm file tài liệu liên quan để chứng minh thông tin đã kê khai;
    Đối với yêu cầu về nguồn lực tài chính: nhà thầu kê khai thông tin; trường hợp chủ đầu tư cho phép sử dụng cam kết cung cấp tín dụng và nhà thầu sử dụng cam kết cung cấp tín dụng để chứng minh nguồn lực tài chính, ngoài việc kê khai thông tin, nhà thầu phải đính kèm bản scan cam kết cung cấp tín dụng trong E- HSDST, E-HSDT;
    Đối với doanh thu hằng năm, giá trị tài sản ròng: kể từ năm 2021, Hệ thống tự động trích xuất số liệu về báo cáo tài chính từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thuế điện tử vào hồ sơ năng lực của nhà thầu;
    Đối với các nội dung khác: nhà thầu kê khai trên webform mà không cần đính kèm bản scan các văn bản, tài liệu liên quan;
    Đối với số liệu về báo cáo tài chính kể từ năm 2021, trường hợp nhà thầu phát hiện Hệ thống chưa cập nhật số liệu so với Hệ thống thuế điện tử của các năm từ năm 2021 thì nhà thầu sửa đổi thông tin cho phù hợp với số liệu đã báo cáo với cơ quan thuế; trường hợp số liệu mà nhà thầu cập nhật, sửa đổi trên Hệ thống không thống nhất với số liệu trên Hệ thống thuế điện tử dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu thì nhà thầu bị coi là gian lận, vi phạm khoản 4 Điều 16 của Luật Đấu thầu.
    2. Nhà thầu có trách nhiệm nghiên cứu E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT đối với các gói thầu mà nhà thầu quan tâm để chuẩn bị E-HSQT, E-HSDST, E- HSDT cho phù hợp với yêu cầu của E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT. Trường hợp phát hiện E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT có các nội dung không rõ ràng, gây khó khăn cho nhà thầu trong việc chuẩn bị E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT thì nhà thầu phải yêu cầu bên mời thầu làm rõ E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT để chủ đầu tư, bên mời thầu sửa đổi, bổ sung các tài liệu này cho phù hợp.
    3. Nhà thầu có trách nhiệm theo dõi, cập nhật các thông tin trên Hệ thống đối với gói thầu mà nhà thầu quan tâm hoặc tham dự. Trường hợp xảy ra các sai sót do không theo dõi, cập nhật thông tin trên Hệ thống dẫn đến bất lợi cho nhà thầu trong quá trình tham dự thầu bao gồm: thay đổi, sửa đổi về E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT, thời gian nộp E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT, thời gian làm rõ E-HSQT, E- HSDST, E-HSDT, thời gian thương thảo hợp đồng và các nội dung khác thì nhà thầu phải tự chịu trách nhiệm và chịu bất lợi trong quá trình tham dự thầu.
    4. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho giám đốc chi nhánh, giám đốc công ty con hạch toán phụ thuộc, giám đốc xí nghiệp và người đứng đầu đơn vị hạch toán phụ thuộc khác để thực hiện các công việc trong quá trình tham dự thầu thì việc tham dự thầu trên Hệ thống phải được thực hiện bằng tài khoản tham gia Hệ thống của nhà thầu mà không được sử dụng tài khoản tham gia Hệ thống của chi nhánh, công ty con, xí nghiệp, đơn vị hạch toán phụ thuộc khác. Trường hợp sử dụng tài khoản tham gia Hệ thống của chi nhánh hoặc các đơn vị phụ thuộc (hạch toán phụ thuộc) thì nhà thầu sẽ bị coi là không đáp ứng về tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
    5. Thực hiện các trách nhiệm khác bao gồm:
    a) Đăng ký tham gia Hệ thống để bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu;
    b) Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 82 của Luật Đấu thầu;
    c) Quản lý tài khoản tham gia Hệ thống, chứng thư số đăng ký trên Hệ thống.

    Như vậy, trong quá trình dự thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, nhà thầu có những trách nhiệm nêu trên.

    Thông tư 22/2024/TT-BKHĐTcó hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    92