Loading


Thừa phát lại hiện nay được quy định như thế nào?

Thừa phát lại hiện nay được quy định như thế nào? Văn bản nào hiện đang quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Thừa phát lại hiện nay được quy định như thế nào?

    Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn nhất định, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và Nhà nước trao quyền để làm các công việc sau đây:
    - Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự (là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự).
    - Lập vi bằng (là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác) theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
    - Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
    - Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự (trừ các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án).
    Để được bổ nhiệm Thừa phát lại, về mặt chuyên môn họ phải có bằng cử nhân luật; đã công tác trong ngành pháp luật trên 5 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, hoặc Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ trung cấp trở lên; có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức.
    Thừa phát lại thực hiện công việc của mình trong tổ chức hành nghề là Văn phòng Thừa phát lại do UBND tỉnh cho phép thành lập và Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
    Việc thực hiện chế định Thừa phát lại sẽ góp phần thực hiện tốt chủ trương về xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp. Mặt khác, với chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại, giúp bổ sung nguồn chứng cứ, tạo thêm công cụ pháp lý để người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong giải quyết tranh chấp. Đồng thời, người dân cũng có thêm sự lựa chọn phù hợp trong việc yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

    saved-content
    unsaved-content
    28