Loading


Tổ chức cho thuê mặt bằng kinh doanh có cần thành lập doanh nghiệp không?

Tổ chức cho thuê mặt bằng kinh doanh có cần thành lập doanh nghiệp không? Nếu trong quá trình thuê mặt bằng kinh doanh mà làm hư hỏng nhà thì bên thuê có trách nhiệm gì?

Nội dung chính

    Tổ chức cho thuê mặt bằng kinh doanh có cần thành lập doanh nghiệp không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 về điều kiện đối với tổ chức kinh doanh bất động sản như sau:

    Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản
    1. Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành, nghề kinh doanh bất động sản (gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
    3. Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ thì không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
    4. Tổ chức, cá nhân bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không nhằm mục đích kinh doanh hoặc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng dưới mức quy mô nhỏ thì không phải tuân thủ các quy định của Luật này nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật; trường hợp cá nhân bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng thì còn phải thực hiện công chứng, chứng thực theo quy định tại khoản 5 Điều 44 của Luật này.

    Đồng thời, tổ chức kinh doanh cho thuê mặt bằng kinh doanh dưới mức quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không cần thành lập doanh nghiệp được quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2024/NĐ-CP bao gồm:

    Kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ; không nhằm mục đích kinh doanh và dưới mức quy mô nhỏ
    2. Tổ chức, cá nhân bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không nhằm mục đích kinh doanh hoặc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng dưới mức quy mô nhỏ, bao gồm:
    a) Cá nhân không thuộc trường hợp phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở;
    b) Tổ chức không thuộc trường hợp có giá trị quá 300 tỷ đồng trên một hợp đồng và có số lần giao dịch quá 10 lần trong một năm. Trường hợp giao dịch 01 lần trong một năm thì không tính giá trị.

    Như vậy, tổ chức cho thuê mặt bằng kinh doanh dưới mức quy mô nhỏ thì không cần thành lập doanh nghiệp, cụ thể là tổ chức không thuộc trường hợp có giá trị quá 300 tỷ đồng trên một hợp đồng và có số lần giao dịch quá 10 lần trong một năm.

    Tổ chức cho thuê mặt bằng kinh doanh có cần thành lập doanh nghiệp không? Tổ chức cho thuê mặt bằng kinh doanh có cần thành lập doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)

    Nếu trong quá trình thuê mặt bằng kinh doanh mà làm hư hỏng nhà thì bên thuê có trách nhiệm gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 về nghĩa vụ của người thuê mặt bằng kinh doanh bao gồm:

    Nghĩa vụ của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
    1. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Thanh toán đủ tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;
    b) Nhận nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng và hồ sơ có liên quan theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng;
    c) Thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng; phối hợp với bên bán, cho thuê, cho thuê mua thực hiện các thủ tục mua bán, thuê, thuê mua trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
    d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

    Ngoài ra, căn cứ theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

    Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
    1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
    3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
    4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
    5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

    Như vậy, khi thuê mặt bằng kinh doanh mà người thuê làm hư hỏng nhà thuê do lỗi của mình gây ra thì bên thuê có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại một cách toàn bộ và kịp thời. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận.

    Người thuê mặt bằng kinh doanh có được cho thuê lại hay không?

    Căn cứ theo quy định tại điểm khoản 3 Điều 20 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 về quyền của bên thuê mặt bằng kinh doanh như sau:

    Quyền của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
    3. Bên thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các quyền sau đây:
    a) Yêu cầu bên cho thuê giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
    b) Yêu cầu bên cho thuê cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng;
    c) Được cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng nếu có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
    d) Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận với bên cho thuê trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu;
    đ) Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa hư hỏng của nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong trường hợp nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không phải do lỗi của mình gây ra;
    e) Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cho thuê gây ra;
    g) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng khi bên cho thuê có một trong các hành vi: không sửa chữa nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không bảo đảm an toàn để sử dụng hoặc gây thiệt hại cho bên thuê; tăng giá thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không theo thỏa thuận trong hợp đồng; quyền sử dụng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng bị hạn chế do lợi ích của bên thứ ba;
    h) Quyền khác theo hợp đồng.

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì người thuê mặt bằng kinh doanh được cho thuê lại mặt bằng kinh doanh nhưng phải có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản.

    saved-content
    unsaved-content
    73