Loading


Tổ chức kinh tế có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong phòng, chống thiên tai theo quy định hiện hành?

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong phòng, chống thiên tai được quy định như thế nào? Có bao gồm việc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống thiên tai không?

Nội dung chính

    Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong phòng, chống thiên tai được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 35 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013 thì quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong phòng, chống thiên tai được quy định cụ thể như sau:

    1. Tổ chức kinh tế có quyền sau đây:
    a) Được trả công lao động, hoàn trả hoặc bồi thường vật tư, phương tiện, trang thiết bị tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai đối với cộng đồng theo lệnh huy động của cơ quan, người có thẩm quyền;
    b) Tham gia đầu tư dự án xây dựng công trình phòng, chống thiên tai kết hợp đa mục tiêu theo quy hoạch, kế hoạch của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và được khai thác lợi ích do việc đầu tư mang lại theo quy định của pháp luật.
    2. Tổ chức kinh tế có nghĩa vụ sau đây:
    a) Chủ động xây dựng, bảo vệ công trình, cơ sở vật chất của mình và tổ chức sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn trước thiên tai;
    b) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống thiên tai;
    c) Khi đầu tư xây dựng công trình phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trước rủi ro thiên tai; chấp hành quy định về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai;
    d) Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai; nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai; tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai theo kế hoạch của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương;
    đ) Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai;
    e) Chấp hành lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó tình huống khẩn cấp;
    g) Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong phạm vi quản lý của mình khi bị tác động của thiên tai;
    h) Tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa phương trong khả năng của mình;
    i) Đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ.

    Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong phòng, chống thiên tai. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật phòng, chống thiên tai năm 2013.

    saved-content
    unsaved-content
    35