Loading


Tổ chức quản lý chợ bao gồm những gì và có trách nhiệm gì? Kế hoạch phát triển chợ thực hiện thế nào?

Tổ chức quản lý chợ bao gồm những gì? Tổ chức quản lý chợ có trách nhiệm như thế nào? Việc thực hiện Kế hoạch phát triển chợ ra sao?

Nội dung chính

    Tổ chức quản lý chợ bao gồm những gì?

    Căn cứ Điều 8 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về tổ chức quản lý chợ quy định như sau:

    Tổ chức quản lý chợ
    Tổ chức quản lý chợ bao gồm: chủ đầu tư xây dựng chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định này; tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định này.

    Như vậy, tổ chức quản lý chợ bao gồm:

    - Chủ đầu tư xây dựng chợ

    - Doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ

    - Tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, cụ thể:

    + Đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý: Đơn vị sự nghiệp công lập; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp nhà nước); Cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh.

    + Đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý: Đơn vị sự nghiệp công lập; Ủy ban nhân dân cấp xã; Cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp huyện.

    - Tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định 60/2024/NĐ-CP bao gồm quy định về cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ và quy định về chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.

    Tổ chức quản lý chợ bao gồm những gì và có trách nhiệm gì? Kế hoạch phát triển chợ thực hiện thế nào?

    Tổ chức quản lý chợ bao gồm những gì và có trách nhiệm gì? Kế hoạch phát triển chợ thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)

    Tổ chức quản lý chợ có trách nhiệm gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về quản lý điểm kinh doanh tại chợ quy định như sau:

    Quản lý điểm kinh doanh tại chợ
    1. Tổ chức quản lý chợ có trách nhiệm:
    a) Lập phương án khai thác, bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
    b) Ký hợp đồng với thương nhân thuê địa điểm kinh doanh theo phương án khai thác, bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo quy định của pháp luật;
    c) Thực hiện bố trí, sắp xếp thương nhân sử dụng điểm kinh doanh theo phương án khai thác, bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ.

    Như vậy, theo quy định về quản lý điểm kinh doanh tại chợ thì tổ chức quản lý chợ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

    - Lập phương án khai thác, bố trí và sắp xếp khu vực kinh doanh cũng như sử dụng các điểm kinh doanh tại chợ, đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để xem xét và phê duyệt.

    - Ký kết hợp đồng với thương nhân có nhu cầu thuê địa điểm kinh doanh tại chợ, dựa trên phương án khai thác, bố trí và sắp xếp khu vực kinh doanh, đồng thời bảo đảm việc sử dụng điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    - Thực hiện việc bố trí và sắp xếp thương nhân vào các điểm kinh doanh đã được phân bổ, đảm bảo tuân thủ theo phương án khai thác, bố trí và sử dụng điểm kinh doanh tại chợ một cách hợp lý và hiệu quả.

    Kế hoạch phát triển chợ thực hiện thế nào?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về kế hoạch phát triển chợ quy định như sau:

    Kế hoạch phát triển chợ
    1. Căn cứ vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan và nhu cầu phát triển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ nhằm: đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ; kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn.
    2. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển chợ bao gồm:
    a) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng;
    b) Mục tiêu;
    c) Nhiệm vụ, giải pháp;
    d) Phương án phát triển chợ (đầu tư xây dựng, phát triển, mở rộng, cải tạo chợ và các nội dung khác có liên quan);
    đ) Tổ chức thực hiện.

    Theo đó, dựa vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan và nhu cầu phát triển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ nhằm đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ cũng như kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn.

    Đồng thời, Kế hoạch phát triển chợ có những nội dung chủ yếu như sau:

    - Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng;

    - Mục tiêu;

    - Nhiệm vụ, giải pháp;

    - Phương án phát triển chợ (đầu tư xây dựng, phát triển, mở rộng, cải tạo chợ và các nội dung khác có liên quan);

    - Tổ chức thực hiện.

    saved-content
    unsaved-content
    46