Loading


Tổ chức tín dụng có quyền tham gia kinh doanh bất động sản không? Bất động sản cần đáp ứng những điều kiện nào để được kinh doanh?

Tổ chức tín dụng có quyền tham gia kinh doanh bất động sản không? Bất động sản cần đáp ứng những điều kiện nào để được kinh doanh?

Nội dung chính

    Điều kiện kinh doanh bất động sản là gì? Bất động sản đưa vào kinh doanh cần đáp ứng điều kiện gì?

    Căn cứ tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định như sau:

     Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản
    1. Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành, nghề kinh doanh bất động sản (gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
    Trường hợp tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ bất động sản thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này.
    ...

    Theo đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Trừ các trường hợp sau:

    - Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ thì không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

    - Tổ chức, cá nhân bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không nhằm mục đích kinh doanh hoặc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng dưới mức quy mô nhỏ thì không phải tuân thủ các quy định của Luật này nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật; trường hợp cá nhân bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng thì còn phải thực hiện công chứng, chứng thực theo quy định tại khoản 5 Điều 44 của Luật này.

    Căn cứ Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định điều kiện của nhà ở, công trình xây dựng có sẵn đưa vào kinh doanh như sau:

    -Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy chứng nhận khác về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai trong đó có ghi nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trừ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong dự án bất động sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

    -Không thuộc trường hợp đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng, tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh đang được cơ quan có thẩm quyền thông báo, thụ lý và giải quyết; trường hợp có tranh chấp thì đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng bản án, quyết định, phán quyết đã có hiệu lực pháp luật;

    -Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    -Không thuộc trường hợp luật cấm giao dịch;

    -Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị đình chỉ, tạm đình chỉ giao dịch theo quy định của pháp luật;

    -Dự án phải đáp ứng các yêu cầu quy định

    Tổ chức tín dụng có được kinh doanh bất động sản không?

    Căn cứ tại Điều 139 Luật Tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:

    Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây:
    1. Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng;
    2. Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết;
    3. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này. Trường hợp mua lại bất động sản phải bảo đảm mục đích sử dụng quy định tại khoản 1 Điều này và tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định quy định tại khoản 3 Điều 144 của Luật này.

    Như vậy, Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng vẫn được kinh doanh bất động sản trong các trường hợp:

    -Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng

    - Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết

    -Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ

    Tổ chức tín dụng có quyền tham gia kinh doanh bất động sản không?( Hình ảnh từ Internet)

    Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức tín dụng có phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?

    Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định như sau:

    Người nộp thuế
    1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
    a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
    b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
    c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
    d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
    đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

    Theo đó, tổ chức tín dụng thuộc trường hợp tổ chức khác có hoạt động, kinh doanh có thu nhập nên cũng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh bất động sản thuộc các trường hợp được pháp luật cho phép.

    saved-content
    unsaved-content
    52