Loading


Trách nhiệm của cơ quan ngang Bộ về bồi thường thiệt hại của Nhà nước được quy định nhưu thế nào?

Trách nhiệm của cơ quan ngang Bộ về bồi thường thiệt hại của Nhà nước được quy định nhưu thế nào? Luật TNBTCNN nước quy định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo mô hình gì?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của cơ quan ngang Bộ về bồi thường thiệt hại của Nhà nước được quy định nhưu thế nào?

    Theo quy định tại Điều 75 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì:

    Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:

    - Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này;

    - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật;

    - Chỉ đạo cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện công tác giải quyết bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả, thực hiện quyết định hoàn trả, thực hiện xử lý kỷ luật theo thẩm quyền;

    - Xử lý và chỉ đạo xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả;

    - Hằng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước,thống kê, báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước;

    - Trả lời, thực hiện kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;

    - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

    Ngoài nội dung này, xin thông tin đến bạn một số nội dung liên quan đến bộ máy giải quyết bồi thường, cụ thể: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo mô hình phân tán. Ưu điểm của mô hình này là gắn hoạt động chuyên môn khi giải quyết bồi thường và không làm phát sinh bộ máy. Tuy nhiên, điểm hạn chế cơ bản của mô hình này là: có nguy cơ thiếu khách quan trong hoạt động giải quyết bồi thường; người bị thiệt hại trong nhiều trường hợp không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc phải chờ đợi cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường; không bảo đảm tính chuyên nghiệp trong giải quyết bồi thường, dẫn đến lúng túng, kéo dài thời gian giải quyết, gây bức xúc cho người bị thiệt hại, gây khó khăn cho người bị thiệt hại, phát sinh các thủ tục không cần thiết.

    Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của cơ quan ngang Bộ về bồi thường thiệt hại của Nhà nước từ 01/07/2018. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

    saved-content
    unsaved-content
    25