Loading


Từ ngày 27/11/2023, thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động sẽ thuộc về Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam đúng không?

Từ ngày 27/11/2023, thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động sẽ thuộc về Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam đúng không? Phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu nào?

Nội dung chính

    Từ ngày 27/11/2023, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam sẽ có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động?

    Tại Điều 8 Nghị định 82/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động như sau:

    Thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động

    Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.

    Như vậy, từ ngày 27/11/2023, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam sẽ là người có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động. Hiện nay, thẩm quyền này thuộc về Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

    Từ ngày 27/11/2023, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam sẽ có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động? (Hình từ Internet)

    Cơ quan nào có thẩm quyền dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển từ ngày 27/11/2023?

    Tại Điều 12 Nghị định 82/2019/NĐ-CP có quy định về quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển như sau:

    Quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển

    1. Bộ Giao thông vận tải quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trong các trường hợp sau trên cơ sở đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

    a) Cơ sở phá dỡ tàu biển không đáp ứng điều kiện hoạt động quy định tại Điều 7 của Nghị định này;

    b) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;

    c) Khi có dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    2. Căn cứ đề xuất, kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển; trường hợp không dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    3. Bộ Giao thông vận tải thông báo cho các cơ quan liên quan biết và công bố quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải.

    ...

    Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 74/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 27/11/2023) có quy định về quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển như sau:

    Quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển

    1. Cục Hàng hải Việt Nam quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trong các trường hợp sau trên cơ sở đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

    a) Cơ sở phá dỡ tàu biển không đáp ứng điều kiện hoạt động quy định tại Điều 7 của Nghị định này;

    b) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;

    c) Khi có dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    2. Căn cứ đề xuất, kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển; trường hợp không dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    3. Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho các cơ quan liên quan biết và công bố quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trên Cổng thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.

    Như vậy, từ ngày 27/11/2023 Cục Hàng hải Việt Nam sẽ có thẩm quyền quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển thay vì trước kia là Bộ Giao thông vận tải.

    Phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu nào?

    Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 82/2019/NĐ-CP có quy định về phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu sau:

    - Thông tin chung: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ; tên và địa chỉ của cơ sở phá dỡ tàu biển; tàu biển phá dỡ (tên tàu, quốc tịch; đặc tính kỹ thuật của tàu);

    - Thông tin về phá dỡ: Quy trình công nghệ phá dỡ (thứ tự các hạng mục của tàu được thực hiện phá dỡ kèm theo bản vẽ bố trí chung của tàu biển phá dỡ, bản vẽ vị trí phá dỡ tàu biển nằm trong mặt bằng tổng thể cơ sở phá dỡ); trang thiết bị, nhân lực phục vụ phá dỡ; ngày bắt đầu và ngày hoàn thành việc phá dỡ;

    - Các biện pháp về: An toàn lao động, vệ sinh môi trường; phòng, chống cháy, nổ và phòng, chống ô nhiễm môi trường.

    Lưu ý: Nghị định 74/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 27/11/2023.

    saved-content
    unsaved-content
    30
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ