Loading


Việc hoãn phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được thực hiện thế nào?

Việc hoãn phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được thực hiện thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu?

Nội dung chính

    Việc hoãn phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được thực hiện thế nào?

    Việc hoãn phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định cụ thể tại Điều 19 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, theo đó:

    1. Người tham gia phiên họp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Pháp lệnh này phải có mặt tại phiên họp; trường hợp đại diện cơ quan đề nghị, Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.

    2. Người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị vắng mặt có lý do chính đáng thì Tòa án có thể hoãn phiên họp; trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có yêu cầu xem xét vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

    3. Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà Tòa án không thể thay thế ngay được thì phải hoãn phiên họp.

    4. Thời hạn hoãn phiên họp không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo hoãn. Tòa án phải thông báo về việc hoãn phiên họp cho những người tham gia phiên họp quy định tại khoản 1 Điều này và nêu rõ lý do hoãn, thời gian mở lại phiên họp.

    Đối với người vắng mặt tại phiên họp thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản.

    Trên đây là tư vấn về việc hoãn phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    174