Loading


Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2017

Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2017 được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2017

    Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2017 được quy định tại Điều 10 Thông tư 91/2016/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

    Theo đó, khi xây dựng dự toán chi NSNN năm 2017, các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương cần chú ý các nội dung sau:

    1. Xây dựng dự toán chi ĐTPT
    a) Từ năm 2017, dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN bao gồm cả đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết. Kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 sẽ được Chính phủ trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV.
    b) Dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020; đảm bảo đúng quy định của Luật Đầu tư công, trong đó chỉ bố trí vốn cho các chương trình, dự án dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020; tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 quy định tại Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
    c) Khi xây dựng dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN, các bộ, ngành và địa phương cần chi Tiết các lĩnh vực theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên: (i) bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình Mục tiêu, dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; (ii) vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước; (iii) phần còn lại mới bố trí cho các dự án khởi công mới nếu có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
    d) Đối với các bộ, cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở địa phương năm 2017 được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng nguồn thu từ bán tài sản, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất để đầu tư, phải lập dự toán chi ĐTPT từ nguồn thu này và tổng hợp trong dự toán chi ĐTPT của bộ, cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở địa phương theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 11/2016/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2016, số 69/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014, số 71/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2014, số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2008, số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2007.
    đ) Đối với dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư, tín dụng chính sách của Nhà nước, căn cứ vào tình hình thực hiện năm 2016 dự kiến những thay đổi về đối tượng, chính sách, nhiệm vụ năm 2017 (dự báo tác động khi triển khai chuẩn nghèo mới theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020) để xây dựng dự toán chi theo quy định.
    2. Xây dựng dự toán chi dự trữ quốc gia
    Từ năm 2017, chi dự trữ quốc gia là một nội dung chi NSNN, nằm ngoài chi ĐTPT. Căn cứ Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020, các Mục tiêu dự trữ quốc gia quy định tại Luật Dự trữ quốc gia và dự kiến mức tồn kho dự trữ quốc gia đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, các bộ, cơ quan trung ương quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch mua tăng (chi Tiết từng danh Mục hàng dự trữ quốc gia), xuất giảm, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia và xây dựng dự toán NSNN chi mua hàng dự trữ quốc gia năm 2017 trên tinh thần triệt để Tiết kiệm, tập trung vào các mặt hàng chiến lược, thiết yếu, tần suất sử dụng nhiều, có tác dụng ứng phó kịp thời trong tình huống đột xuất, cấp bách; ưu tiên các mặt hàng dự trữ quốc gia phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, cứu đói, phục vụ quốc phòng - an ninh.
    3. Xây dựng dự toán chi thường xuyên
    a) Các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm 2017, xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, đảm bảo đúng chính sách, chế độ và các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017.
    Các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để Tiết kiệm. Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định. Trong đó, dự toán chi mua sắm máy móc, thiết bị theo quy định tại Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ; dự toán chi mua sắm phương tiện đi lại chỉ được thực hiện sau khi đã rà soát, sắp xếp lại, xử lý số xe hiện có mà vẫn còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức theo quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Giảm tối đa cả về số lượng và qui mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác.
    b) Dự toán chi quản lý hành chính được xây dựng gắn với lộ trình tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích tăng thu, Tiết kiệm chi, tinh giản biên chế nhanh hơn lộ trình để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
    c) Các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện nghiêm lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đẩy mạnh việc triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tính toán cụ thể khả năng tăng thu của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc từng lĩnh vực để giảm mức hỗ trợ từ NSNN. Trên cơ sở đó, xác định khả năng dành nguồn để tăng chi hỗ trợ trực tiếp cho người có công với cách mạng, người nghèo và các đối tượng chính sách để được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu, tăng chi cho các nhiệm vụ không có nguồn thu, qua đó cơ cấu lại chi ngân sách của từng lĩnh vực và từng bước tái cơ cấu chi NSNN.
    d) Xây dựng và tổng hợp vào dự toán chi thường xuyên lĩnh vực tương ứng của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương dự toán chi đảm bảo hoạt động của các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính, các nhiệm vụ chi trước đây được thực hiện bằng nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị mà theo Luật NSNN 2015 các Khoản phí, lệ phí này được nộp vào NSNN.
    đ) Một số lưu ý thêm khi xây dựng dự toán NSNN năm 2017:
    - Chi đặc biệt, chi trợ giá: Từ năm 2017, nhiệm vụ chi đặc biệt, chi trợ giá sẽ được bố trí trong các lĩnh vực chi ngân sách tương ứng; không còn là lĩnh vực chi riêng. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương có nhiệm vụ chi thuộc hai lĩnh vực chi này lập dự toán chi Tiết và kèm theo thuyết minh cụ thể để Bộ Tài chính có cơ sở tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
    - Chi nghiên cứu khoa học: Lập dự toán chi đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thuyết minh cụ thể các nhiệm vụ:
    + Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (trong đó có kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức khoa học và công nghệ) được lập dự toán theo quy định của Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
    + Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp cơ sở và hoạt động phục vụ quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền được lập dự toán theo quy định của Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng NSNN.
    + Các nhiệm vụ không thường xuyên khác của tổ chức khoa học và công nghệ được lập dự toán theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
    - Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo: Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán chi thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, chính sách phụ cấp thâm niên ngành giáo dục, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,...
    - Chi sự nghiệp y tế: Thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện năm 2017 theo từng Dự án, nhiệm vụ và các nguồn kinh phí để thực hiện; nhu cầu kinh phí NSNN phải đảm bảo chi trả tiền lương, chế độ phụ cấp đặc thù chưa kết cấu vào giá dịch vụ y tế, chế độ phụ cấp chống dịch theo quy định; dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn, kinh phí thanh tra, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;...
    - Chi sự nghiệp kinh tế: Xây dựng trên cơ sở khối lượng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chế độ, định mức chi ngân sách quy định; tập trung bố trí chi cho những nhiệm vụ quan trọng: duy tu bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kinh tế trọng yếu (giao thông, thủy lợi,...) để tăng thời gian sử dụng và hiệu quả đầu tư; kinh phí thực hiện công tác quy hoạch; thực hiện nhiệm vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; nhiệm vụ phân giới cắm mốc biên giới; chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản;...
    - Chi quản lý hành chính, thuyết minh rõ các nội dung sau:
    + Số biên chế năm 2017 (số được cơ quan có thẩm quyền giao năm 2016 - số biên chế tinh giản trong năm 2016 + số bổ sung trong năm 2016 nếu có), trong đó số biên chế thực có mặt đến thời Điểm lập dự toán, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu được duyệt (nếu có).
    + Xác định Quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng (tính đủ 12 tháng) do NSNN đảm bảo, bao gồm: (i) Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt, thực có mặt tính đến thời Điểm lập dự toán, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương và các Khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn); (ii) Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt nhưng chưa tuyển, được dự kiến trên cơ sở mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng, hệ số lương 2,34/biên chế và các Khoản đóng góp theo chế độ.
    + Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán các Khoản chi đặc thù (cơ sở pháp lý, nội dung chi, mức chi,...) năm 2017 trên tinh thần Tiết kiệm, hiệu quả.
    4. Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực bên cạnh việc lập dự toán thu, chi NSNN năm 2017 (phần bộ trực tiếp thực hiện), cần tính toán xác định nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành năm 2017, kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán.
    5. Cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương
    Năm 2017, tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để Điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm so với mức 1.210.000 đồng/tháng (nếu có) theo quy định.
    6. Xây dựng dự toán chi thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG), các chương trình Mục tiêu (CTMT)
    Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từng CTMTQG, CTMT, các bộ chủ chương trình xây dựng dự toán chi CTMTQG, CTMT, trong đó:
    - Chi ĐTPT phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và tiêu chí, định mức phân bổ chi ĐTPT nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020 quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015của Thủ tướng Chính phủ.
    - Chi thường xuyên các CTMTQG, CTMT xây dựng căn cứ Mục tiêu, nhiệm vụ triển khai năm 2017.
    7. Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi
    Thực hiện lập dự toán ngân sách năm 2017 theo quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, trong đó làm rõ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn đối ứng theo các chương trình, dự án và phù hợp với tính chất sử dụng vốn (vốn ĐTPT và vốn sự nghiệp) của từng dự án và theo các lĩnh vực chi tương ứng.
    Dự toán chi ngân sách từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải đảm bảo phù hợp với tiến độ giải ngân đã ký kết với nhà tài trợ, khả năng đáp ứng nguồn vốn đối ứng, khả năng thực hiện. Hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán được giao trong tổ chức thực hiện. Đối với các chương trình, dự án mới, chỉ triển khai nếu thực sự hiệu quả, phù hợp với khả năng giải ngân vốn ODA theo các Hiệp định đã ký và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
    Đối với các chương trình, dự án do một số bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương cùng tham gia, cơ quan chủ quản chương trình, dự án lập dự toán chi Tiết cho từng bộ, cơ quan trung ương và từng địa phương; thuyết minh cụ thể cơ sở phân bổ gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
    8. Bố trí dự phòng NSNN
    NSTW và NSĐP các cấp bố trí dự phòng ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015 để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.
    9. Dự toán chi từ nguồn thu được để lại theo chế độ
    Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện lập dự toán chi từ nguồn thu được để lại (phí và các Khoản huy động đóng góp bằng tiền) theo chế độ quy định theo đúng các nội dung đã quy định tại Khoản 1 và 3 Điều này và tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương.
    10. Căn cứ số kiểm tra thu, chi ngân sách năm 2017, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương xây dựng dự toán chi phải chặt chẽ, chi Tiết theo từng lĩnh vực quy định tại Luật NSNN năm 2015, từng nhiệm vụ, từng đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; sau khi đã làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay công tác lập phương án phân bổdự toán ngân sách năm 2017 của bộ, cơ quan, địa phương mình, để khi nhận được dự toán ngân sách Thủ tướng Chính phủ giao, chủ động trình cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ và giao dự toán ngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo trước ngày 31 tháng 12 năm 2016 theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015.
    11. Các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương báo cáo tình hình thu - chi tài chính năm 2016 và dự kiến kế hoạch thu - chi tài chính năm 2017 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Khoản 11, Điều 8 Luật NSNN năm 2015, gửi cùng dự toán NSNN năm 2017.

    Trên đây là dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2017, được quy định tại Thông tư 91/2016/TT-BTC.

    saved-content
    unsaved-content
    27
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ