Loading


Xử lý nhà giao cho tổ chức quản lý nhà để cho thuê nhà có được thực hiện theo hình thức thanh lý không?

Xử lý nhà giao cho tổ chức quản lý nhà để cho thuê nhà có được thực hiện theo hình thức thanh lý không?

Nội dung chính

    Xử lý nhà giao cho tổ chức quản lý nhà để cho thuê nhà có được thực hiện theo hình thức thanh lý không?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 108/2024/NĐ-CP quy định về xử lý nhà như sau:

    Xử lý nhà, đất
    1. Đối với nhà, đất giao cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà tạm thời quản lý trong thời gian chờ xử lý theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định này, việc xử lý được thực hiện theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền và quy định của pháp luật có liên quan.
    2. Đối với nhà, đất giao cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà để cho thuê quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định này, việc xử lý được thực hiện theo các hình thức sau:
    a) Thu hồi.
    b) Điều chuyển.
    c) Thanh lý.
    d) Chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý.
    ...
    5. Thanh lý nhà, công trình gắn liền với đất: Trường hợp áp dụng, thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục, hình thức thanh lý và tổ chức thực hiện thanh lý và xử lý vật tư, vật liệu thu hồi được (nếu có) thực hiện theo quy định về thanh lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

    Như vậy, xử lý nhà giao cho tổ chức quản lý nhà để cho thuê nhà được thực hiện theo hình thức thanh lý như quy định trên.

    Xử lý nhà giao cho tổ chức quản lý nhà để cho thuê nhà có được thực hiện theo hình thức thanh lý không?

    Xử lý nhà giao cho tổ chức quản lý nhà để cho thuê nhà có được thực hiện theo hình thức thanh lý không? (Hình từ Internet)

    Tổ chức quản lý nhà tổ chức sửa chữa đột xuất công trình trong trường hợp nào?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 108/2024/NĐ-CP quy định về trương hợp tổ chức quản lý nhà tổ chức sửa chữa đột xuất công trình như sau:

    Bảo trì, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất tại nhà, đất cho thuê
    ...
    3. Tổ chức quản lý, kinh doanh nhà tổ chức sửa chữa đột xuất công trình trong trường hợp bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, hỏa hoạn và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.
    Chi phí sửa chữa đột xuất là các chi phí hợp lý theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình. Việc chi trả chi phí sửa chữa đột xuất được thực hiện bằng chi phí dự phòng sửa chữa đột xuất tại dự toán cải tạo, sửa chữa đối với từng cơ sở nhà, đất hoặc do tổ chức, cá nhân thuê nhà ứng trước tiền thuê nhà cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà để chi trả trong trường hợp dự toán được giao của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà không đảm bảo chi trả. Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê nhà ứng trước tiền thuê nhà cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà chi phí sửa chữa đột xuất thì việc xử lý số tiền tạm ứng được thực hiện tương tự quy định tại khoản 2 Điều này.
    Việc xử lý vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình sửa chữa tài sản công (nếu có) thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

    Như vậy, tổ chức quản lý, kinh doanh nhà tổ chức sửa chữa đột xuất công trình trong trường hợp sau:

    - Bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, hỏa hoạn

    - Những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.

    Cho thuê nhà gồm những phương nào?

    Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 108/2024/NĐ-CP quy định về phương thức cho thuê nhà như sau:

    Phương thức cho thuê nhà
    1. Việc cho thuê nhà (gắn với quyền sử dụng đất) của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà (sau đây gọi là cho thuê nhà) được thực hiện theo phương thức đấu giá, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
    2. Việc cho thuê nhà được thực hiện theo phương thức niêm yết giá đối với các trường hợp sau đây:
    a) Cho các đối tượng ưu tiên thuê nhà; đối tượng ưu tiên gồm:
    Tổ chức hội có tính chất đặc thù theo quy định của pháp luật về hội thuê để làm trụ sở làm việc trong trường hợp chưa có trụ sở làm việc;
    Cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường thuộc danh mục chi tiết các loại hình và đáp ứng tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
    b) Cho thuê nhà có số tiền thuê nhà xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này tại thời điểm xác định giá để cho thuê dưới 50 triệu đồng/năm.
    c) Cho thuê nhà đối với nhà, đất trong thời gian chờ thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
    3. Căn cứ Kế hoạch quản lý, khai thác nhà, đất đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, điều kiện áp dụng từng phương thức cho thuê quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức quản lý, kinh doanh nhà có trách nhiệm quyết định phương thức cho thuê đối với từng trường hợp cụ thể.

    Như vậy, theo quy định trên, phương thức cho thuê nhà gồm:

    - Phương thức đấu giá

    - Phương thức niêm yết giá

    Lưu ý: Căn cứ Kế hoạch quản lý, khai thác nhà, đất đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, điều kiện áp dụng từng phương thức cho thuê quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 108/2024/NĐ-CP, tổ chức quản lý, kinh doanh nhà có trách nhiệm quyết định phương thức cho thuê đối với từng trường hợp cụ thể

    saved-content
    unsaved-content
    58