Loading


Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 02/CT-UBND
Ngày ban hành 18/02/2021
Ngày có hiệu lực 18/02/2021
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Trần Tiến Hưng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-UBND

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 02 năm 2021

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, chỉ đạo. Hoạt động đấu giá tài sản từng bước được chuyên nghiệp hóa, nâng cao tính công khai, minh bạch; hiệu quả trong việc xử lý tài sản, đặc biệt là tài sản công; góp phần tăng thu ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy vậy, việc đấu giá tài sản trong một số trường hợp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Chưa thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; việc tổ chức đu giá tài sản vẫn còn xảy ra tình trạng lộn xộn, mất an ninh trật tự, đấu giá viên bị gây sức ép khi đang điều hành cuộc đấu giá; việc giám sát quá trình tổ chức đấu giá chưa chặt chẽ; chất lượng, năng lực của một số đấu giá viên còn hạn chế...

Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TTg ngày 02/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sn, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản; kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cp, đồng thời đảm bảo quyền, lợi ích hp pháp của cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá tài sản; chống thất thoát tài sn nhà nước; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã:

a) Thực hiện nghiêm quy định của Luật Đấu giá tài sản, Luật Đất đai; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định pháp luật có liên quan để khắc phục tồn tại, hạn chế trong hoạt động đấu giá tài sản.

b) Thực hiện việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản. Lựa chọn hình thức đấu giá, bước giá phù hợp với từng loại tài sn, từng cuộc đấu giá; khuyến khích lựa chọn các tổ chức đấu giá có thể tổ chức đấu giá trực tuyến, trực tiếp.

c) Theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền tăng cường giám sát trực tiếp việc tổ chức đấu giá tài sản của các tổ chức đấu giá tài sản, đặc biệt là việc đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

d) Thường xuyên phối hợp, thông tin cho Sở Tư pháp về hoạt động đấu giá, đặc biệt là các cuộc đu giá do tổ chức đu giá tài sản có trụ sở ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thực hiện để theo dõi, phối hợp xem xét xử lý vi phạm (nếu có).

e) Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đấu giá tài sản và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định không còn phù hợp để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về trình tự, thủ tục đấu giá theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.

2. Sở Tư pháp

a) Tiếp tục đy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật về đu giá tài sản;

b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản; giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của đấu giá viên; kịp thời chn chnh và xử lý hoặc tham mưu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên và cá nhân, tổ chức có liên quan;

c) Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đấu giá tài sản; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, việc tuân thủ pháp luật đối với độ ngũ đấu giá viên; phát huy vai trò của Trung tâm Dịch vụ đu giá tài sản tỉnh trong việc tổ chức đu giá tài sản.

d) Theo dõi, đôn đốc các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này; kịp thời báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp tăng cường qun lý đối với hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính

Tăng cường thực hiện quy định của pháp luật về xác định giá để làm giá khi điểm đối với tài sản đấu giá là tài sản theo thẩm quyền, đảm bảo giá khi điểm tài sản đấu giá sát với giá thị trường.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Theo thẩm quyền xác định giá để làm giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng, đất, đảm bảo giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp tình hình thực tiễn, điều kiện kinh tế, xã hội tại địa phương.

b) Hướng dẫn UBND cấp huyện trong việc thực hiện quy trình, quy chuẩn tổ chức định giá, xác định giá khởi điểm tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật.

5. Công an tỉnh

a) Chỉ đạo các đơn vị, Công an các địa phương phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản; phát hiện, đấu tranh với các tổ chức, nhóm lợi ích cấu kết với người có thẩm quyền nhằm chi phối các cuộc đấu giá, các hành vi đe dọa, khống chế, hành hung người tham gia đấu giá...;

b) Chỉ đạo Công an các địa phương triển khai các biện pháp hỗ trợ bảo đảm an ninh, trật tự các cuộc đấu giá, nhất là các cuộc đấu giá tài sản công có giá trị lớn, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

6. Cục Thuế tỉnh

a) Hướng dẫn người trúng đấu giá kê khai và nộp tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, quyền khai thác khoáng sản theo kết quả trúng đấu giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Kiểm tra, đôn đốc và xử lý kịp thời, nghiêm túc đối với các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá nộp tiền sử dụng đất, nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản chậm so với thời gian quy định.

7. Các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh

a) Đảm bảo điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc đấu giá; thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục của Luật Đấu giá tài sản;

[...]
2