Loading


Công văn 13029/BTC-QLKT năm 2023 hạch toán tiền nhận bồi thường khi nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 13029/BTC-QLKT
Ngày ban hành 27/11/2023
Ngày có hiệu lực 27/11/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Võ Thành Hưng
Lĩnh vực Bất động sản,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13029/BTC-QLKT
V/v hạch toán tiền nhận bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2023

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 542/TTg-QHĐP ngày 14/6/2023 về việc xử lý kiến nghị của địa phương và công văn số 3528/BQP-KHĐT ngày 21/9/2023 của Bộ Quốc Phòng về việc giải quyết kiến nghị của tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Hà Tĩnh, trong đó liên quan đến lĩnh vực kế toán, có nội dung kiến nghị tại Điểm 2 Mục A Phụ lục 2 về việc UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán cụ thể đối với trường hợp các doanh nghiệp nhận được tiền bồi thường (bằng tiền) các công trình hạ tầng điện, nước, viễn thông,... khi nhà nước thu hồi đất. Về việc hạch toán khoản tiền doanh nghiệp nhận được về đền bù di dời cơ sở kinh doanh, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Cho mục đích ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính:

Tại Điều 2 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính quy định: “Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.”

Tại điểm a khoản 1 Điều 93 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc kế toán Tài khoản 711 - Thu nhập khác như sau:

“a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:

...

- Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự)...”.

Tại đoạn 07 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng quy định:

“Sự kiện có tính chất bắt buộc: Là sự kiện làm nảy sinh một nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới khiến cho doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện nghĩa vụ đó.

a) Một hợp đồng;

b) Một văn bản pháp luật hiện hành.

Nghĩa vụ liên đới: Là nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của một doanh nghiệp khi thông qua các chính sách đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu hiện tại có liên quan để chứng minh cho các đối tác khác biết rằng doanh nghiệp sẽ chấp nhận những nghĩa vụ cụ thể.”

- Tại đoạn 11 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng quy định:

“11. Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:

a) Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;

b) Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và

c) Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.”

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, cho mục đích ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính thì khi doanh nghiệp nhận được tiền do Nhà nước đền bù di dời cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp hạch toán khoản tiền đền bù nhận được vào Tài khoản 711 - Thu nhập khác. Đồng thời, khoản tiền đền bù được nhận có mục đích là để sử dụng cho việc di dời cơ sở kinh doanh nên khi doanh nghiệp nhận được tiền đền bù thì cũng phát sinh một khoản dự phòng phải trả cho việc thực hiện di dời cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp phải ước tính một cách đáng tin cậy về giá trị của khoản dự phòng đó. Khoản dự phòng phải trả này chính là nguồn để doanh nghiệp thực hiện di dời cơ sở kinh doanh, bàn giao mặt bằng cho Nhà nước.

Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 80/2017/TT-BTC ngày 02/8/2017 quy định: “Đối với doanh nghiệp nhà nước bị thu hồi đất và phải di dời đến cơ sở mới thì số tiền bồi thường tài sản quy định tại khoản 1 Điều 18c Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp”.

2. Về việc xác định nghĩa vụ thuế với Ngân sách nhà nước

Tại khoản 16 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:

“Điều 7. Thu nhập khác

Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau:

...

16. Các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác doanh nghiệp nhận được từ các tổ chức, cá nhân theo thỏa thuận, hợp đồng phù hợp với pháp luật dân sự do doanh nghiệp bàn giao lại vị trí đất cũ để di dời cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi trừ các khoản chi phí liên quan như chi phí di dời (chi phí vận chuyển, lắp đặt), giá trị còn lại của tài sản cố định và các chi phí khác (nếu có).

Riêng các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất doanh nghiệp nhận được theo chính sách của Nhà nước, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dời cơ sở sản xuất thì thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Căn cứ quy định tại khoản 16 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên, thu nhập doanh nghiệp nhận được theo chính sách của Nhà nước, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dời cơ sở sản xuất kinh doanh là thu nhập khác của doanh nghiệp.

[...]
4