Loading


Công văn 1807/QLCL-QLT năm 2017 về hướng dẫn thực hiện Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Cục Quản lý chất lượng ban hành

Số hiệu 1807/QLCL-QLT
Ngày ban hành 30/11/2017
Ngày có hiệu lực 30/11/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục quản lý chất lượng
Người ký Mai Văn Trinh
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1807/QLCL-QLT
V/v hướng dẫn thực hiện Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngtheo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017

 

Kính gửi:

- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Các đại học, học viện, trường đại học;
- Các trường cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên;
- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng;
- Cục Đào tạo - Bộ Công an.

Việc tổ chức thi để cấp chng chngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được thực hiện theo Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế thi ĐGNLNN).

Để thực hiện nghiêm túc Quy chế thi ĐGNLNN, Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các sở GDĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng, Cục Đào tạo - Bộ Công an (gọi chung là các sở GDĐT), và các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên có đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ (gọi chung là trường ĐH, CĐ) một số nội dung sau:

1. Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ

Đtổ chức thi, các sở GDĐT, các trường ĐH, CĐ (gọi chung là đơn vị) phải xây dựng Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (ĐGNLNN) đáp ng quy định tại Điều 5 Quy chế thi ĐGNLNN, gửi về Cục Quản lý chất lượng (tham khảo mẫu Đề án tại Phụ lục I của Công văn này).

Tất cả các đơn vị phải công khai Đề án tổ chức thi ĐGNLNN trên trang thông tin điện tử của đơn vị mình và trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT; chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án. Lưu ý: trong nội dung công khai của Đề án không nêu danh sách cụ thể của cán bộ ra đề thi và cán bộ chấm thi.

2. Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa

Ngân hảng câu hỏi thi phải được chuẩn hóa, đảm bảo đủ số lượng cần thiết đxây dựng đề thi theo từng định dạng đề thi theo quy định của Bộ GDĐT (tham khảo Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa tại Phụ lục II của Công văn này).

3. Đề thi

Đthi phải đáp ng các yêu cầu quy định tại Điều 12 Quy chế thi ĐGNLNN. Các câu hỏi thi, đề thi, thời lượng của các bài thi được xây dựng theo đúng hướng dẫn của Bộ GDĐT, bám sát định dạng đề thi và hướng dẫn làm đề thi theo từng định dạng đề thi được Bộ GDĐT quy định tại các văn bản liệt kê Phụ lục III của Công văn này.

Bộ GDĐT sẽ tiếp tục ban hành các định dạng đề thi khác cho tiếng Anh và cho các ngoại ngữ khác trong thời gian tới.

4. Phần mềm tổ chức thi trên máy vi tính

Phần mềm tổ chức thi trên máy vi tính phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 6 Điều 5 Quy chế thi ĐGNLNN. Phần mềm phải có bản quyền, có minh chứng đảm bảo đáp ng các yêu cầu theo quy định.

Tài liệu Hướng dẫn thi trên máy vi tính được đăng ti cùng với Đề án tổ chức thi trên trang thông tin điện tử của đơn vị tổ chức thi.

Trước bui thi, đơn vị tổ chức thi phải hướng dẫn thí sinh cách làm bài thi trên máy vi tính.

5. Tổ chức coi thi

a) Khu vực tổ chức coi thi

Khu vực tổ chức coi thi đảm bảo các yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy chế thi ĐGNLNN. Ngoài ra, cần lưu ý: khu vực tổ chức coi thi phải có dải phân cách (cứng hoặc mềm) với khoảng cách phù hợp để đảm bảo cách biệt với các hoạt động khác; có biển chỉ dẫn, thông báo, cảnh báo; có công an hoặc bảo vệ giám sát bao quát vòng ngoài để đảm bo an ninh, trật tự và an toàn cho tổ chức thi.

b) Tổ chức coi thi theo hình thức thi trên giấy

- Công tác coi thi, giám sát thi thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 16 Quy chế thi ĐGNLNN. Ngoài ra, cần lưu ý: Nhiệm vụ của cán bộ được quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16 Quy chế thi ĐGNLNN; các cán bộ coi thi trong phòng thi có vai trò, trách nhiệm như nhau; Trưởng Ban Coi thi có trách nhiệm phân công cán bộ coi thi, đm bảo nghiêm túc và khách quan trong coi thi;

- Việc tổ chức thi và quy trình thực hiện bài thi nói theo hình thức thi nói trc tiếp được quy định tại Điều 17 Quy chế thi ĐGNLNN. Để đảm bảo trật tự và khách quan, cần lưu ý thêm: Bố trí đủ cán bộ giám sát trong và ngoài phòng chờ. Cán bộ giám sát ngoài phòng chờ có trách nhiệm: giám sát thí sinh và cán bộ giám sát trong phòng chờ; giám sát việc thí sinh ra vào phòng chờ; điều hành thí sinh ra vào phòng chờ đảm bảo đồng bộ với việc ra vào phòng thi của thí sinh.

c) Coi thi theo hình thức thi trên máy vi tính

Việc tổ chức thi và quy trình coi thi trên máy vi tính được quy định tại Điều 18, 19, 20 Quy chế thi ĐGNLNN. Đđảm bảo tính nghiêm túc, khách quan đồng thời giảm thiểu và kịp thời xử lý các rủi ro về kỹ thuật, cần lưu ý thực hiện một số yêu cầu sau:

- Đối với phòng máy tính dùng để thi kỹ năng nghe, đọc, viết có không quá 25 thí sinh dự thi: phải bố trí 02 cán bộ coi thi và 01 kỹ thuật viên hỗ trợ công nghệ thông tin;

- Đối với phòng máy tính dùng để thi kỹ năng nghe, đọc, viết có trên 25 và không quá 100 thí sinh dự thi: phải bố trí 02 cán bộ coi thi cho mỗi nhóm không quá 25 thí sinh dự thi; đồng thời đảm bảo tỷ lệ 01 kỹ thuật viên hỗ trợ công nghệ thông tin cho không quá 20 thí sinh;

- Không bố trí quá 100 thí sinh thi kỹ năng nghe, đọc, viết đồng thời trong cùng phòng thi;

- Đối với bài thi nói, phải bố trí vị trí ngồi thi cho thí sinh để đảm bảo chất lượng thu âm, không nhiễu tạp âm và không lẫn âm thanh của thí sinh này sang thí sinh khác. Cán bộ kỹ thuật hỗ trợ công nghệ thông tin phải kiểm tra và đảm bảo kỹ thuật đối với yêu cầu này.

6. Cấp phát và quản lý chứng chỉ

[...]
2