Loading


Công văn 207/BNV-CCHC hướng dẫn triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 207/BNV-CCHC
Ngày ban hành 11/01/2012
Ngày có hiệu lực 11/01/2012
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Nguyễn Tiến Dĩnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 207/BNV-CCHC
V/v Hướng dẫn triển khai Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2012

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

Ngày 08/11/2011, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình) tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP. Với trách nhiệm là cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc triển khai thực hiện như sau:

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chương trình.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chương trình sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chương trình nhằm đạt được những vấn đề sau:

- Nâng cao nhận thức của nhân dân, toàn xã hội và của cán bộ, công chức, viên chức về sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách hành chính;

- Nắm vững mục tiêu, nội dung và các nhiệm vụ cải cách hành chính trên các lĩnh vực;

- Liên hệ tới trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ, công chức, viên chức trong triển khai cải cách hành chính.

2. Công tác xây dựng kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015 và hàng năm

Căn cứ nội dung Chương trình và điều kiện cụ thể của đơn vị, địa phương, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh tiến hành xây dựng kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch cải cách hành chính hàng năm cho phù hợp. Việc xây dựng kế hoạch cải cách hành chính cần chú ý các vấn đề sau:

- Thể hiện rõ các mục tiêu, kết quả cụ thể phải đạt trong cả giai đoạn và trong năm kế hoạch.

- Các nhiệm vụ cải cách hành chính phải bao gồm đầy đủ các lĩnh vực: Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính.

- Căn cứ vào các mục tiêu, kết quả cụ thể đã được xác định trong Chương trình của Chính phủ, mỗi bộ, ngành Trung ương và UBND cấp tỉnh cũng phải xác định mục tiêu và kết quả cụ thể tương ứng trong kế hoạch cả giai đoạn và kế hoạch năm.

- Kế hoạch cần nêu rõ các giải pháp cụ thể để thực hiện Chương trình đạt kết quả.

- Kế hoạch cải cách hành chính cần quy định rõ các nhiệm vụ, mục tiêu, kết quả cụ thể đạt được… do cơ quan nào chủ trì, chịu trách nhiệm; không quy định trách nhiệm chung chung hoặc một việc liên quan tới nhiều cơ quan, đơn vị cùng triển khai; đồng thời cũng cần xác định rõ mốc thời gian hoàn thành và kinh phí, điều kiện cần thiết để triển khai.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh đã ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn và năm 2012 trước thời điểm Chính phủ ban hành Chương trình thì cần phải được rà soát, đối chiếu với Chương trình để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

3. Trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước

a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm:

- Căn cứ vào nội dung Chương trình, cần xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách thực hiện cải cách hành chính hàng năm gửi Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, cân đối ngân sách Trung ương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chung trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, các tỉnh. Thời gian gửi dự toán ngân sách hàng năm cho triển khai kế hoạch cải cách hành chính cùng với thời gian gửi báo cáo dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tỉnh đến Bộ Tài chính;

- Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm hoặc đột xuất, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Chương trình cho Bộ Nội vụ để tổng hợp, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Lập dự toán kinh phí thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính theo kế hoạch 5 năm, hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

b) Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan chủ trì thực hiện các đề án, dự án về cải cách hành chính có quy mô quốc gia đã nêu trong Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 30c:

Bộ Nội vụ đã có Công văn số 4247/BNV-CCHC ngày 25/11/2011 về việc xây dựng các đề án, dự án thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP, trên cơ sở ý kiến của các bộ, Bộ Nội vụ đã tổng hợp thành Phụ lục kèm theo bản hướng dẫn này, đề nghị các bộ triển khai thực hiện;

Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 8858/VPCP-TCCV ngày 13/12/2011 về việc xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2020, vì vậy sẽ không xây dựng đề án “Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2011-2020” như đã nêu trong Phụ lục kèm theo Nghị quyết 30c.

c) Trách nhiệm của các Bộ chủ trì triển khai các nội dung Chương trình cải cách hành chính theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ:

- Bộ Nội vụ chủ trì triển khai các nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách công chức, công vụ và cải cách chính sách tiền lương cho cán bộ công chức, viên chức; phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cải cách chính sách tiền lương cho lực lượng vũ trang nhân dân;

- Bộ Tư pháp theo dõi, tổng hợp việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế; chủ trì triển khai nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Văn phòng Chính phủ chủ trì triển khai nội dung cải cách thủ tục hành chính, chủ trì xây dựng và hướng dẫn thực hiện phương pháp tính chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

[...]
4