Loading


Công văn 209/BKHCN-KHTH năm 2017 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Số hiệu 209/BKHCN-KHTH
Ngày ban hành 23/01/2017
Ngày có hiệu lực 23/01/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học và Công nghệ
Người ký Trần Việt Thanh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Tài chính nhà nước

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 209/BKHCN-KHTH
V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2018

Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2017

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012; trên cơ sở phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN ngày 05/6/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN; Để đảm bảo tiến độ xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách KH&CN năm 2018 theo đúng các quy định của Luật khoa học và công nghệ, Luật ngân sách nhà nước và các nghị định, thông tư hướng dẫn, Bộ KH&CN hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là bộ, ngành, địa phương) xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách KH&CN năm 2018 như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN

Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán 6 tháng đầu năm 2017, ước thực hiện 6 tháng cuối năm 2017, các bộ, ngành, địa phương xây dựng báo cáo đánh giá (có số liệu cụ thể và xây dựng các biểu tại Phụ lục 1 đính kèm Công văn này) theo các nội dung sau:

I. Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế, chính sách về KH&CN

Các bộ, ngành, địa phương đánh giá tình hình thực hiện cơ chế, chính sách về KH&CN theo các nội dung sau:

- Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW; Nghị quyết số 297/NQ-UBTVQH14 ngày 02/11/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2015-2020, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo.

- Đánh giá tình hình thực hiện Luật KH&CN năm 2013 và hệ thống các Luật khác trong lĩnh vực KH&CN (Luật sở hữu trí tuệ, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa...); đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu của Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN ngày 05/6/2015, Chiến lược quy hoạch phát triển KH&CN của các địa phương.

- Đánh giá tình hình thực hiện các Nghị định quy định chi tiết Luật KH&CN1 như: Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ2, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập3, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN, Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ Quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học...

- Đánh giá tình hình thực hiện các thông tư và văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực KH&CN, trong đó tập trung vào các văn bản quy định liên quan đến quản lý các nhiệm vụ KH&CN như: quy định tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ KH&CN; hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước (Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN); quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước (Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC); quản lý, xử lý tài sản hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước (Thông tư số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC); xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập (Thông tư số 121/2014/TTLT-BKHCN-BTC)...

- Đối với các địa phương, đề nghị đánh giá rõ hơn về việc triển khai ban hành các văn bản theo thẩm quyền nhằm cụ thể hóa các chính sách về KH&CN tại địa phương; tác động của các văn bản đối với việc thúc đẩy hoạt động KH&CN và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Qua quá trình thực tế triển khai các văn bản quy phạm pháp luật cũng như xây dựng, ban hành các văn bản trong lĩnh vực KH&CN thuộc thẩm quyền, các bộ, ngành, địa phương cần phân tích những thuận lợi, khó khăn, những hạn chế, bất cập khi áp dụng những văn bản này; từ đó đề xuất những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách KH&CN phù hợp với thực tế của bộ, ngành, địa phương.

Ngoài ra, các bộ ngành, địa phương rà soát, đánh giá và kiến nghị sửa đổi những quy định còn thiếu, vướng mắc hoặc chồng chéo (nếu có) giữa hệ thống quy phạm pháp luật về KH&CN với các quy định pháp luật khác có liên quan như: Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước... nhằm mục tiêu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa.

II. Đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động KH&CN

Đánh giá những kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ vào hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng và giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm đặc sản của quốc gia và của từng bộ ngành, địa phương; tổng hợp các kết quả KH&CN đã đạt được trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý (số lượng các công trình nghiên cứu được công bố quốc tế, trong nước; số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích và các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác đã được cấp văn bằng bảo hộ; doanh thu từ các hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ, khai thác tài sản trí tuệ mang lại); qua đó nhận xét, đánh giá về kết quả, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ vào tốc độ tăng trưởng của ngành hoặc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các nội dung đánh giá chi tiết bao gồm:

1. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia

Các bộ, ngành, địa phương đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được phê duyệt. Đánh giá cần tập trung nêu bật sự gắn kết, đóng góp của các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia vào tốc độ tăng trưởng của ngành lĩnh vực và phát triển kinh tế xã hội của địa phương:

- Kết quả nổi bật của việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của các Chương trình, Đề án quốc gia về KH&CN (theo Danh mục tại Phụ lục 4 kèm theo Công văn này).

- Kết quả nổi bật của việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 (theo Danh mục tại Phụ lục 5 kèm theo Công văn này), nhiệm vụ KH&CN độc lập cấp quốc gia, nhiệm vụ KH&CN theo nghị định thư, nhiệm vụ do Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tài trợ và các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia khác.

- Kết quả nổi bật thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của các chương trình KH&CN cấp quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao cho bộ, ngành chủ trì (theo Danh mục tại Phụ lục 6 kèm theo Công văn này).

- Đánh giá hiệu quả và tác động của việc thực hiện các dự án KH&CN quy mô lớn vào sản xuất kinh doanh của các ngành liên quan.

2. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở

Các bộ, ngành đánh giá kết quả nổi bật của việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của các chương trình và nhiệm vụ KH&CN cấp bộ và cấp cơ sở, các chương trình phối hợp công tác với Bộ KH&CN (nếu có). Đánh giá tập trung vào đóng góp của KH&CN trong việc phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm của từng lĩnh vực. Qua đó đánh giá về tác động, đóng góp của những kết quả KH&CN nổi bật đối với phát triển theo lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý: (1) Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; (2) Lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản; (3) Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giao thông và xây dựng; (4) Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tài chính; (5) Lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường, phòng tránh thiên tai và biển; (6) Lĩnh vực Y tế; (7) Lĩnh vực quốc phòng, an ninh; v.v...

Các bộ, ngành chủ quản các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đánh giá việc thực hiện các quy định về: tổ chức bộ máy và hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm, hoạt động của hội đồng phòng thí nghiệm trọng điểm, cơ chế chính sách đối với hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm; sản phẩm KH&CN được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu của phòng thí nghiệm trọng điểm; những tồn tại, vướng mắc cần khắc phục và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ và kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên cho hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm.

Riêng đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Vật lý Việt Nam (thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam) cần đánh giá bổ sung tình hình thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công trong Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020 theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 14/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời báo cáo về số lượng công bố công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế ISI năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 (tách riêng năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017).

Các địa phương tập trung đánh giá kết quả nổi bật của việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của các chương trình và nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các chương trình phối hợp công tác với Bộ KH&CN (nếu có). Nêu bật những đóng góp của KH&CN trong việc thúc đẩy hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng và giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm đặc sản của địa phương. Qua đó đánh giá về tác động, đóng góp trực tiếp của những kết quả KH&CN nổi bật đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (có số liệu minh chứng cụ thể).

3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập

Các bộ, ngành, địa phương đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 theo quy định của Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính và Bộ KH&CN về hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập; Công văn số 4079/BKH&CN-TCCB ngày 06/11/2014 của Bộ KH&CN về việc xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn để đề xuất các kiến nghị liên quan đến thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập năm 2018.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ