Loading


Công văn 2189/BYT-DP về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022 do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 2189/BYT-DP
Ngày ban hành 28/04/2022
Ngày có hiệu lực 28/04/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Trường Sơn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2189/BYT-DP
V/v tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022.

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2022

 

Kính gửi: Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hàng năm, vào thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm tại khu vực miền Bc và bắt đầu mùa mưa tại khu vực miền Trung, miền Nam, sự giao lưu đi lại của người dân cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do mui truyền như bệnh tiêu chảy do vi rút Rota, tay chân miệng, lỵ, thương hàn, sởi, cúm, sốt xuất huyết, viêm não do vi rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản... thường có số mc cao và có th bùng phát thành dịch lớn. Hơn nữa, hiện nay trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên đã quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ do dịch COVID-19, nguy cơ dịch bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học là rất lớn nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch. Đ chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022, không để dịch chng dịch, Bộ Y tế yêu cầu Đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh các nội dung hoạt động sau:

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các Ban, ngành, tổ chức, chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, sốt xuất huyết, viêm não... và các dịch bệnh mùa hè khác trên địa bàn.

2. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín; thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch; tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước là nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng và phát triển đ phòng chống bệnh sốt xuất huyết; vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp t dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí, truyền hình.

3. Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo đ tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học, bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, làm sạch mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Huy động, hướng dẫn các em học sinh trong các hoạt động nhằm loại bỏ lăng quăng, bọ gậy tại các vật dụng chứa nước trong nhà và khu vực xung quanh. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý dịch kịp thời.

4. Chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt đ dịch không đ bùng phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

5. Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp t vong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phi và viêm đường hô hấp khác.

6. Chủ động chuẩn bị đủ kinh phí để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến đ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở.

7. Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ các địa phương giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh và có biện pháp chỉ đạo kịp thời, phù hợp để khắc phục các tồn tại của địa phương, tập trung các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè.

8. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, điện thoại: 024.38456255, fax: 024.37366241, email: baocaobtn@gmail.com) theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưng Bộ Y tế.

Trân trọng cảm ơn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- BT. Nguyễn Thanh Long (để báo cáo);
- Các Đ/c Thứ trư
ng (để phối hợp chỉ đạo);
- Các Vụ, Cục: DP, MT, KCB, KH-TC, TT-KT;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo (để phối hợp chỉ đạo);
- UBND các tỉnh, thành phố (để phối hợp chỉ đạo);
- Các Viện VSDT/Pasteur/SR-KST-CT;
- CDC các tỉnh, thành phố (để thực h
iện);
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn
Trường Sơn

 

4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ