Loading


Công văn 219/KSTT-KTN hướng dẫn nghiệp vụ rà soát thủ tục hành chính, quy định có liên quan do Cục Kiểm soát thủ tục hành chính ban hành

Số hiệu 219/KSTT-KTN
Ngày ban hành 14/05/2012
Ngày có hiệu lực 14/05/2012
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Kiểm soát thủ tục hành chính
Người ký Ngô Hải Phan
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
CỤC KIỂM SOÁT
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 219/KSTT-KTN
V/v hướng dẫn nghiệp vụ rà soát TTHC, quy định có liên quan

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2012

 

Kính gửi:

- Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng các cơ quan: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

 

Để triển khai thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ và Quyết định số 945/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ đã biên tập, hoàn chỉnh tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ rà soát thủ tục hành chính, quy định có liên quan theo phương pháp sơ đồ hóa (Phụ lục I, II kèm theo).

Đề nghị Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phòng 3 cơ quan: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam căn cứ tài liệu hướng dẫn này (tải tài liệu hướng dẫn bản điện tử tại website: www.thutuchanhchinh.vn, mục Văn bản) để nghiên cứu, tổ chức thực hiện việc rà soát quy định, thủ tục hành chính theo thẩm quyền.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- VPCP: BTCN, PCN. Kiều Đình Thụ (để báo cáo);
- Lưu: VT, KTN (5).

CỤC TRƯỞNG




Ngô Hải Phan

 

PHỤ LỤC 1

QUY TRÌNH RÀ SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA
(Ban hành kèm theo Công văn số 219 /KSTT - KTN ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ)

Việc rà soát thủ tục hành chính, quy định có liên quan theo phương pháp sơ đồ hóa thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề và phạm vi rà soát

a. Nội dung

Việc xác định vấn đề và phạm vi rà soát được thực hiện ngay khi xây dựng kế hoạch rà soát quy định, thủ tục hành chính hàng năm, trong đó:

- Xác định vấn đề rà soát: Trên cơ sở tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định, thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức; cũng như dựa trên yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương và cân đối với khả năng về nguồn lực, thời gian thực hiện; để đảm bảo việc rà soát có hiệu quả, cần lựa chọn những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của lĩnh vực, ngành, địa phương (số lượng đối tượng chịu sự tác động lớn; chi phí tuân thủ cao; có nhiều phản ánh, kiến nghị về vướng mắc, bất cập đối với các quy định hành chính, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương,…) và việc giải quyết được các vấn đề này sẽ giúp tháo gỡ các nút thắt cổ chai trong thực hiện thủ tục hành chính của lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành hoặc của địa phương, cũng như có ảnh hưởng quyết định đến các vấn đề khác có liên quan.

- Xác định phạm vi rà soát: Việc xác định phạm vi rà soát giúp chỉ rõ giới hạn của nhóm thủ tục hành chính được rà soát. Để thực hiện tốt nội dung này, cần xác định mong muốn (kết quả giải quyết thủ tục hành chính) cuối cùng của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần đạt được là gì? Các giai đoạn phải trải qua để đạt được kết quả cuối cùng? Giai đoạn nào có vai trò quyết định đến kết quả cuối cùng? Trên cơ sở đó, lựa chọn phạm vi rà soát phù hợp với nguồn lực, thời gian thực hiện nhằm đảm bảo việc rà soát đạt hiệu quả cao nhất.

Ví dụ: Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế, chúng ta lựa chọn vấn đề “Đầu tư xây dựng Bệnh viện”. Kết quả cuối cùng mà nhà đầu tư mong muốn là bệnh viện đi vào hoạt động. Như vậy, nhà đầu tư phải thực hiện 02 giai đoạn lớn là: Giai đoạn 1 -Xây dựng bệnh viện (Bắt đầu triển khai dự án đầu tư đến tiến hành xây dựng bệnh viện); Giai đoạn 2 - Vận hành hoạt động của bệnh viện. Trên cơ sở xem xét mục đích rà soát, nguồn lực, thời gian thực hiện, Kế hoạch rà soát sẽ xác định phạm vi rà soát có thể thực hiện toàn bộ từ lúc bắt đầu triển khai dự án đến khi bệnh viện đi vào hoạt động hoặc có thể chỉ lựa chọn phạm vi từ giai đoạn bắt đầu triển khai dự án đầu tư đến khi bệnh viện xây dựng xong.

b. Trách nhiệm thực hiện

- Các đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 03 Cơ quan lựa chọn và đề xuất nội dung rà soát (bao gồm vấn đề, phạm vi rà soát).

- Căn cứ đề xuất các nội dung rà soát của các đơn vị trực thuộc đã được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt, Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 03 cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch rà soát của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 03 cơ quan để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổng giám đốc 03 cơ quan phê duyệt.

Bước 2: Sơ đồ hóa thủ tục hành chính

a. Các loại sơ đồ

Để tiến hành rà soát theo phương pháp sơ đồ hóa, chúng ta sử dụng 02 loại sơ đồ: sơ đồ tổng thể và sơ đồ chi tiết. Tùy thuộc vào mục đích rà soát, chúng ta sẽ lựa chọn loại sơ đồ phù hợp.

- Sơ đồ tổng thể dùng để thể hiện mối quan hệ giữa các thủ tục trong nhóm thủ tục hành chính mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải trải qua từ giai đoạn bắt đầu đến khi đạt được kết quả cuối cùng.

Sơ đồ tổng thể là công cụ hiệu quả để phân tích, đánh giá sâu tính cần thiết của từng thủ tục hành chính thông qua việc xem xét mối quan hệ biện chứng của từng thủ tục trong nhóm thủ tục hành chính được rà soát. Đồng thời, sơ đồ tổng thể cho thấy mối tương tác giữa các cơ quan hành chính khác nhau và xác định được những công đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, từ đó gợi ý ban đầu cho hướng nghiên cứu cụ thể hơn đối với từng thủ tục hành chính.

- Sơ đồ chi tiết dùng để thể hiện mối tương quan giữa các bộ phận cấu thành của từng thủ tục hành chính trong nhóm thủ tục hành chính.

Sơ đồ chi tiết giúp chúng ta nghiên cứu sâu, cụ thể đến từng bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính thuộc nhóm thủ tục hành chính được rà soát trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tính cần thiết, tính hợp lý của từng bộ phận cấu thành của từng thủ tục hành chính trong mối quan hệ với bộ phận cấu thành đó của thủ tục hành chính khác trong nhóm. Đây là công cụ hiệu quả để phân tích, đánh giá tiêu chí về tính hợp lý của thủ tục hành chính.

b. Cách thức lập sơ đồ

Cách thức lập sơ đồ được thực hiện cụ thể như sau:

[...]
2