Loading


Công văn 288/UBTVQH15-CTĐB năm 2022 về thẩm quyền của Thường trực Hội đồng nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Số hiệu 288/UBTVQH15-CTĐB
Ngày ban hành 09/08/2022
Ngày có hiệu lực 09/08/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký Nguyễn Thị Thanh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 288/UBTVQH15-CTĐB
V/v thẩm quyền của Thường trc HĐND

Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2022

 

Kính gửi:

- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái,
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình,

Phúc đáp Công văn số 93/HĐND-VP ngày 27/5/2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái và Công văn số 84/TTHĐ-VP ngày 24/6/2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thẩm quyền của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến như sau:

1. Về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật chuyên ngành.

Khoản 3 Điều 6 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định: Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Do vậy, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định tại Điều 104 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Thường trc Hội đồng nhân dân còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong các luật khác, chng hạn như: Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Đi với thm quyn của Thường trực Hội đồng nhân dân trong việc điều chỉnh bảng giá đất. Luật Đất đai năm 20131 không quy định về thẩm quyền của Thường trực Hội đồng nhân dân trong việc thông qua việc điều chỉnh bảng giá đất. Nội dung này được quy định tại Điều 14 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2014, trước khi sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019. Do vậy, quy định trong Nghị định 44/2014/NĐ-CP không phù hợp với Luật thì áp dụng quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Thường trực Hội đồng nhân dân không có thẩm quyền thông qua nội dung điều chỉnh bảng giá đất.

2. Về việc Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết ủy quyền hoặc giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn.

Việc ủy quyền đã được quy định cụ thể tại Điều 14 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong đó không có quy định về việc Hội đồng nhân dân ủy quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

Do đó, trong thời gian giữa 02 kỳ họp, nếu phát sinh một số vấn đề cần thiết, cấp bách thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cần giải quyết ngay thì đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương2khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 629/2019/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội3 hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Trên đây là ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn về thẩm quyền của Thường trực Hội đồng nhân dân giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, Ninh Bình và Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ nội dung trả lời để thực hiện.

Trân trọng.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c CTQH, các đ/c PCTQH (để báo cáo);
- TT HĐ
DT, các Ủy ban của QH;
- Ủy ban Kinh tế của QH (để theo dõi và giám sát);
- Ban Công tác đại biểu;
- Văn phòng Quốc hội;
- Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố;
- Lưu HC, CTĐB;
- Epas:
64724

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
KT. CHỦ TỊCH
ỦY VIÊN





Nguyễn Thị Thanh

 



1 Khoản 1 Điều 114 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tnh xây dựng và trình HĐND cùng cấp thông qua bng giá đất trước khi ban hành”.

2 HĐND họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất khi Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu.

3 Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND có tính cấp bách, cần quyết định ngay, phát sinh trong thời gian giữa 02 kỳ họp thường lệ của HĐND thì Thường trực HĐND tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND quyết định triệu tập kỳ họp bất thường của HĐND để xem xét, quyết định.

5