Loading


Công văn 3029/NHNN-TTGSNH năm 2021 về vấn đề trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu 3029/NHNN-TTGSNH
Ngày ban hành 29/04/2021
Ngày có hiệu lực 29/04/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Người ký Nguyễn Văn Du
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3029/NHNN-TTGSNH
V/v một số vấn đề trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2021

 

Kính gửi: Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Qua công tác theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) năm 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhận thấy một số TCTD có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro như: (i) Nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng so với cuối năm 2019; (ii) Tỷ lệ nợ xấu của một số công ty tài chính tiêu dùng ở mức cao và tăng lớn so với năm trước; (iii) Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tăng lớn so với cui năm 2019; (iv) Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vn chiếm tỷ trọng lớn trong tng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản cao; (v) Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nhằm mục đích xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng đầu tư TPDN; một số ngân hàng thương mại có số dư đầu tư TPDN tăng lớn so với năm 2019, trong đó, mức tăng thêm tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản; (vi) cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng lớn so với năm trước (đặc biệt trong Quý IV/2020); (vii) Chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, tín dụng phục vụ nhu cầu đi sống và dư nợ tín dụng qua thẻ tín dụng suy giảm mạnh so với cuối năm 2019; (viii) Nợ xấu cấp tín dụng đối với khách hàng lớn (doanh nghiệp có tng mức cấp tín dụng từ 500 tỷ đồng trở lên) tăng so với cuối năm 2019; (ix) Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tăng đáng kể, dẫn đến việc chưa phản ánh thực chất kết quả kinh doanh của TCTD; (x) Một số TCTD chưa quyết liệt trong công tác thu hồi tối đa nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đưa ra theo dõi ngoại bảng.

Để đảm bảo an toàn hoạt động và hạn chế rủi ro, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các TCTD thực hiện một số nội dung sau:

1. Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị s 01/CT-NHNN ngày 07/01/2021 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021.

2. Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được NHNN giao thực hiện trong năm 2021, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Thng đốc NHNN tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 07/01/2021.

3. Tăng cường công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vn vay, đảm bo đúng mục đích; thực hiện định giá tài sản bảo đảm là bất động sản, nht là bt đng sản tại các khu vực đang có hiện tượng sốt đất đảm bảo phản ánh đúng giá trị thực, khách quan, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; cân đối nguồn vn, tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thiên tai, biến đổi khí hậu.

4. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, quy định nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đặc biệt là cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản, BOT, BT giao thông, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp..., đảm bảo khả năng thanh khoản và tuân thủ đúng quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và quy định của pháp luật có liên quan. Trong đó lưu ý:

(i) Cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản

- Kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án bất động sản có quy mô lớn; cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh bất động sản;

- Tăng cường công tác thẩm định; thường xuyên cập nhật quy định mới của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bất động sản, tăng cường phân tích dự báo cung cầu thị trường, thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng; thận trọng trong xem xét quyết định cấp tín dụng đối với các khoản tín dụng bất động sản tại các địa bàn đang xảy ra tình trạng st đất. Thận trọng trong việc thực hiện cấp tín dụng đối với các dự án tiềm ẩn mức độ rủi ro cao.

(ii) Cho vay phục vụ đi sống, tín dụng tiêu dùng

- Nâng cao chất lượng công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế rủi ro phát sinh; Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, đặc biệt đối với vay phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến nhà ở; không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay phục vụ đời sống sai mục đích để đầu tư vào chứng khoán và kinh doanh bất động sản hoặc mục đích khác;

- Nghiên cứu bố trí nguồn vốn cần thiết để phát triển các gói sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu phục vụ đi sng chính đáng, giúp khách hàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thuận lợi, hạn chế người dân tìm đến tín dụng đen;

- Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng, đặc biệt lưu ý chất lượng hoạt động cấp tín dụng thông qua hình thức cấp thẻ tín dụng, trong đó có biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi sử dụng thẻ ngân hàng không đúng quy định pháp luật (như giao dịch thanh toán khng tại đơn vị chấp nhận thẻ; sử dụng thẻ tín dụng để nạp tin, ghi có vào tài khon thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước ....);

- Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm soát, kim toán nội bộ việc tuân thủ các quy định của NHNN và pháp luật về hoạt động cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng ở tất cả các chi nhánh, đơn vị kinh doanh trong mạng lưới hoạt động TCTD; đảm bảo cán bộ, nhân viên thực hiện đúng quy trình, quy định nội bộ và quy định của pháp luật (trong đó bao gồm minh bạch thông tin hợp đồng, bảo mật thông tin khách hàng, sử dụng biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp…).

(iii) Cấp tín dụng với mục đích đầu tư kinh doanh chứng khoán

Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng của dư nợ tín dụng đầu tư kinh doanh chứng khoán để hạn chế rủi ro. Tuân thủ các quy định về điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

(iv) Cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, trong đó có liên quan đến các dự án BOT, BT giao thông để hạn chế rủi ro thanh khoản;

- Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước1 liên quan đến việc cấp tín dng đối với các dự án BOT, BT giao thông;

- Đối với các dự án mới: Việc cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông thực hiện theo cơ chế thương mại thông thường. Các TCTD kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng, xem xét, quyết định cho vay đối với các dự án trên cơ sở thẩm định hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng cân đối nguồn vốn theo quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm soát rủi ro, kiểm soát nguồn thu của dự án; kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng, đảm bảo giới hạn tín dụng theo quy định. Xem xét thực hiện đồng tài trợ để tăng cường khả năng cung ứng vốn đối với các dự án lớn, cùng chia sẻ thông tin, lợi ích và giảm thiểu rủi ro;

- Đối với các dự án TCTD đã và đang tài trợ vốn: Theo dõi chặt chẽ, đánh giá thực trạng toàn bộ các dự án BOT, BT giao thông để có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời. Chủ động phối hợp với khách hàng đgiải quyết khó khăn, vướng mắc. Trường hợp phát sinh các vấn đề vượt thẩm quyền, chủ động phối hợp với khách hàng để đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý. Cn tập trung xử lý đối với các dự án hiện nay chưa được thu phí trở lại, các dự án doanh thu không đạt dự kiến do nguyên nhân khách quan.

5. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đảm bảo việc sử dụng vn đúng mục đích khi phát hành trái phiếu của doanh nghiệp; thường xuyên theo dõi, đánh giá đ xác đnh sm các dấu hiệu bất thường về khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp; tập trung rà soát việc đầu tư trái phiếu đối với các doanh nghip có số dư phát hành trái phiếu lớn, nhất là các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với nhiều tổ chức tín dụng/doanh nghiệp khác.

6. Tiếp tục nâng cao chất lượng túi dụng và tích cực xử lý nợ xu; thực hiện phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng ri ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của t chc tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật; triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa việc phát sinh mới nợ nhóm 2 và nợ xu. Tiếp tục áp dụng toàn diện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 nhằm xử lý nhanh, hiệu quả các khoản nợ xu.

7. Thực hiện quyết liệt các biện pháp để thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, hạn chế tối đa tổn thất cho TCTD, bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các c đông.

8. Tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định về cấp tín dụng, xử lý nợ xu, xử lý nợ đã sử dụng dự phòng rủi ro.

9. Thực hiện dự thu lãi, thoái các khoản lãi dự thu theo đúng quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của NHNN đảm bảo lợi nhuận phản ánh đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của TCTD. Nghiêm túc thực hiện việc dự thu lãi đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

10. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán và kinh doanh ngoại hối của tổ chức tín dụng đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc nắm bắt thông tin, kịp thời thông báo, cảnh báo trong hệ thống để có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa rủi ro, vi phạm có thể xảy ra đối với TCTD.

[...]
4