Loading


Công văn 4209/TCHQ-TXNK năm 2015 xác định vai trò của thành phần rosin, axit béo và dầu khoáng trong quá trình sản xuất cao su tổng hợp do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 4209/TCHQ-TXNK
Ngày ban hành 08/05/2015
Ngày có hiệu lực 08/05/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4209/TCHQ-TXNK
V/v xin ý kiến mặt hàng cao su

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2015

 

Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tổng cục Hải quan đang gặp vướng mắc trong quá trình phân loại hàng hóa để xác định mã số HS đối với mặt hàng cao su SBR 1502 có thành phần theo kết quả phân tích là cao su styrene-butadien đã pha trộn với axit béo và rosin; cao su SBR 1712, SBR 1723 có kết quả phân tích là hỗn hợp cao su styrene-butadien, axit béo, rosin và dầu khoáng; cao su styrene-butadien nipol SBR 9540 có kết quả phân tích là cao su hỗn hợp từ cao su tổng hợp styrene-butadien > 70% và dầu khoáng >20%. Để có cơ sở phân loại hàng hóa, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cho ý kiến về việc xác định vai trò của thành phần rosin, axit béo và dầu khoáng trong quá trình sản xuất cao su tổng hợp SBR 1502, SBR 1712, SBR 1723, SBR 9540, cụ thể như sau:

1. Vai trò của thành phần rosin, axit béo trong quá trình sản xuất cao su:

Theo tài liệu kỹ thuật của nhà cung cấp thì trong thành phần của mặt hàng cao su tổng hợp SBR 1502, SBR 1712, SBR 1723 có hàm lượng rosin và axit hữu cơ: 3-5%.

Tham khảo tài liệu trên internet thì cao su tổng hợp SBR 1502, SBR 1712, SBR 1723 là cao su styrene-butadien có pha trộn gần 5% rosin và axit hữu cơ, công dụng của axit là chất nhũ hóa (emulsifier).

Theo tài liệu chuyên ngành tự tra cứu (Sách “Biến đổi hóa học cao su thiên nhiên và ứng dụng” -Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ) thì axit béo hữu cơ (trong trường hợp này là axit đi từ rosin hay nhựa cây) đóng vai trò chất hóa dẻo trong cao su.

The Sicence and Technology of rubber, tác giả James E.Mark, Burak Erman và Frederick R.Eirich, đã phân loại dầu, sáp, axit béo hoặc este của axit béo, rosin, polyethylene khối lượng phân tử thấp, ... vào nhóm chất hóa dẻo (plasticizer) trong công nghiệp cao su.

Như vậy, tài liệu công bố trên internet của nhà sản xuất và tài liệu chuyên ngành chưa thống nhất về công dụng của rosin, axit béo thêm vào trong cao su tổng hợp.

Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết công dụng của thành phần rosin, axit béo trong sản xuất cao su tổng hợp SBR 1502, SBR 1712, SBR 1723 là chất nhũ hóa hay chất hóa dẻo?

2. Vai trò của thành phần dầu khoáng trong quá trình sản xuất cao su:

Theo tài liệu kỹ thuật của nhà cung cấp thì trong thành phần của cao su tổng hợp SBR 1712, SBR 1723, SBR 9540 có dầu khoáng 20-30%.

Do không xác định được dầu khoáng trong cao su là chất hóa dẻo, chất trương nở hay chất bảo quản nên Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết thành phần dầu khoáng trong quá trình sản xuất cao su tổng hợp SBR 1712, SBR 1723, SBR 9540 là chất hóa dẻo, chất trương nở hay chất bảo quản?

Ý kiến xin gửi về Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) trước ngày 15/5/2014 và gửi file điện tử qua hộp thư: huongvt2@customs.gov.vn.

Địa chỉ: Lô E3 - Đường Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Kiểm tra sau thông quan (để biết);
- Trung tâm Phân tích phân loại và các Chi nhánh;
- Lưu: VT, TXNK-T.Hương (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái

 

1