Loading


Công văn 4291/CĐBVN-CCĐT năm 2023 về nội dung thực hiện Hợp phần đường, Dự án LRAMP do Cục Đường bộ Việt Nam ban hành

Số hiệu 4291/CĐBVN-CCĐT
Ngày ban hành 30/06/2023
Ngày có hiệu lực 30/06/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Đường bộ Việt Nam
Người ký Nguyễn Xuân Ảnh
Lĩnh vực Đầu tư,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4291/CĐBVN-CCĐT
V/v một số nội dung thực hiện Hợp phần đường, Dự án LRAMP

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2023

 

Kính gửi:

Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định.

Ngày 21/6/2023, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có Văn bản số 6534/BGTVT- KHĐT yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) tổng hợp phần vốn vay ODA, Dự án LRAMP các tỉnh đề nghị hủy[1], báo cáo Bộ GTVT để thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định.

Hợp phần khôi phục, cải tạo đường địa phương, Dự án Xây dựng cầu dân sinh và Quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND các tỉnh, đến nay công tác khôi phục, cải tạo đường địa phương đã hoàn thành, ngoại trừ 4 tuyến không đầu tư[2], và đã được đơn vị tư vấn xác minh DLI tổng cộng đến 1.210km; công tác BDTX và bố trí vốn cho bảo trì được thực hiện đáp ứng các yêu cầu của Dự án, kết quả thực hiện được WB đánh giá cao. Tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp báo cáo của Ban QLDA 6, một số tỉnh chưa được giao kế hoạch vốn năm 2023 hoặc phải điều chỉnh vốn kế hoạch từ các năm trước chưa giải ngân sang năm 2023; một số tỉnh sau khi điều chỉnh lại tỷ lệ vay lại, phải báo cáo cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn (cấp phát, vay lại) ảnh hưởng đến công tác giải ngân của Dự án.

Do Dự án LRAMP kết thúc Hiệp định vào ngày 30/6/2023 và có thời gian giải ngân trước ngày 31/12/2023, để đảm bảo nguồn vốn và giải ngân toàn bộ vốn ODA đúng thời hạn trên, đồng thời xác định số vốn vay ODA dư không có nhu cầu sử dụng của các tỉnh, báo cáo Bộ GTVT, Cục ĐBVN trân trọng đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:

1. Đối với các tỉnh còn vướng mắc về thủ tục, đề nghị UBND các tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền để sớm điều chỉnh kế hoạch vốn trung hạn 2021-2025 (nếu cần), bố trí kế hoạch vốn năm 2023 còn lại, đảm bảo đủ điều kiện rút vốn và giải ngân trong năm 2023. Trường hợp không bố trí được kế hoạch, rút vốn và giải ngân vốn ODA trước ngày 31/12/2023, các tỉnh sẽ phải tự bố trí vốn ngân sách địa phương để thanh, quyết toán cho phần khối lượng thực hiện còn lại.

2. Đối với các tỉnh không còn vướng mắc, đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thành quyết toán các dự án thành phần và toàn bộ Hợp phần đường do tỉnh tổ chức thực hiện làm cơ sở xác định chính xác nguồn vốn quyết toán và vốn còn lại không có nhu cầu sử dụng.

3. Giao cho cơ quan đầu mối cung cấp thông tin xác nhận về: kế hoạch vốn; giá trị thực hiện, giải ngân; giá trị quyết toán, dự kiến quyết toán; vốn dư đề nghị hủy (nếu có); các khó khăn, vướng mắc, gửi về Cục ĐBVN trước ngày 15/7/2023 để Cục có cơ sở tổng hợp, báo cáo Bộ GTVT (theo mẫu tại Phụ lục đính kèm).

Cục đường bộ Việt Nam trân trọng cám ơn sự quan tâm phối hợp và chỉ đạo của UBND các tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ GTVT (thay b/c);
- Cục trưởng (để b/c);
- Ban QLDA 6;
- Lưu: VT, CCĐT (03);

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG





Nguyễn Xuân Ảnh

 

PHỤ LỤC

MẪU BIỂU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ KẾ HOẠCH VỐN, GIẢI NGÂN, HỢP PHẦN ĐƯỜNG, DỰ ÁN LRAMP
(Kèm theo Văn bản số: 4291/CĐBVN-CCĐT ngày 30 tháng 6 năm 2023)

TT

Tên tỉnh

TMĐT điều chỉnh tại Quyết định số 462/QĐ-BGTVT (triệu đồng)

Lũy kế vốn trung hạn bố trí đến nay (triệu đồng)

Kế hoạch vốn được giao đến hết 2023 (triệu đồng)

Lũy kế giá trị thực hiện (triệu đồng)

Lũy kế giải ngân đến hết kế hoạch 2022 (triệu đồng)

Kế hoạch vốn năm 2023 (triệu đồng)

Giải ngân năm 2023 đến hết tháng 6/2023 (triệu đồng)

Nhu cầu vốn để quyết toán dự án LRAMP (triệu đồng)

Vốn trung hạn, kế hoạch vốn còn thiếu (triệu đồng)

Vốn dư không có nhu cầu sử dụng (triệu đồng)

Ghi chú

ODA

Đối ứng

Tổng

ODA

% TMĐT

Đối ứng

% TMĐT

ODA

Đối ứng

ODA

Đối ứng

ODA

Đối ứng

ODA

Đối ứng

ODA

Đối ứng

ODA

Đối ứng

ODA

Đối ứng

ODA

Đối ứng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

(25)

(26)

I.

Hợp phần đường

3.314.900

353.200

3.668.100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lào Cai

434.320

74.000

508.320

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hà Giang

265.570

25.210

290.780

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cao Bằng

229.560

29.330

258.890

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Bắc Kạn

195.800

9.150

204.950

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lạng Sơn

287.400

43.950

331.350

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Nam Định

221.050

20.240

241.290

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Thanh Hóa

225.060

10.930

235.990

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Nghệ An

261.070

9.470

270.540

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Hà Tĩnh

207.060

56.110

263.170

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Quảng Bình

207.060

9.350

216.410

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Quảng Trị

202.550

10.270

212.820

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Thừa Thiên Huế

180.050

16.780

196.830

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Quảng Nam

204.800

27.150

231.950

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Bình Định

193.550

11.260

204.810

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Vốn ODA: bao gồm cả vốn vay lại và cấp phát; vốn đối ứng chỉ tính vốn từ ngân sách địa phương.

- Cột (6), (8): Vốn trung hạn bao gồm cả giai đoạn 2016 - 2020; 2021- 2025 theo số liệu điều chỉnh.

- Cột (20), (21): Nhu cầu vốn để quyết toán dự án xác định trên cơ sở giá trị quyết toán các dự án thành phần đã quyết toán; giá trị dự kiến quyết toán các dự án thành phần còn lại.

- Cột (22), (23): Vốn còn thiếu do phải điều chỉnh, bổ sung vốn trung hạn; hoặc kế hoạch vốn đã bố trí các năm trước không giải ngân, phải điều chỉnh sang 2023 nhưng đến nay chưa hoàn thiện thủ tục và chưa được bố trí.

- Cột (24), (25): Vốn dư không có nhu cầu sử dụng xác định bằng chênh lệch giữa tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn để quyết toán Dự án (3 tỉnh Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã có báo cáo Bộ GTVT).

- Cột (26): Đề nghị ghi chú rõ các tình huống sau:

+ Đã quyết toán và giải ngân hết từ năm 2022, không cần bố trí vốn 2023 (Quảng Bình, Hà Tĩnh,…).

+ Đã bố trí đủ kế hoạch vốn 2023 và nhu cầu quyết toán, đang hoàn thiện thủ tục rút vốn, giải ngân.

+ Lý do chưa bố trí vốn 2023 (đang phải điều chỉnh vốn trung hạn, điều chỉnh kế hoạch vốn, phải trình đến cấp nào_Thủ tướng, Hội đồng nhân dân?).

+ Có/không có nhu cầu hủy vốn dư không sử dụng.

 


[1] Bộ GTVT đã nhận được văn bản đề nghị hủy vốn ODA của UBND 3 tỉnh: Lạng Sơn (số 271/BC-UBND ngày 17/6/2023), Thừa Thiên Huế (số 233/BC-UBND ngày 15/6/2023) và Quảng Nam (số 3819/UBND-KTTH ngày 16/6/2023).

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ