Loading


Công văn 4382/CHK-KHĐT về nguồn kinh phí thực hiện bảo trì, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý năm 2021 của Cục Hàng không Việt Nam ban hành

Số hiệu 4382/CHK-KHĐT
Ngày ban hành 12/10/2021
Ngày có hiệu lực 12/10/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Hàng không Việt Nam
Người ký Đinh Việt Sơn
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4382/CHK-KHĐT
V/v nguồn kinh phí thực hiện bảo trì, sửa chữa tài sản KCHTHK do Nhà nước đầu tư, quản lý năm 2021

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2021

 

Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) tại Quyết định số 1752/QĐ-BGTVT ngày 04/10/2021 về việc phê duyệt bổ sung Kế hoạch bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không (KCHTHK) do Nhà nước đầu tư, quản lý năm 2021 (lần 1), sau khi nghiên cứu, Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GTVT các nội dung như sau:

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bảo trì năm 2021:

Tại điểm a khoản 3 Mục III Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 7/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giao, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản KCHTHK do Nhà nước đầu tư, quản lý:

“3. Cơ chế thực hiện quản lý bảo trì, sửa chữa tài sản KCHTHK:

a. Nguồn vốn:

- Kinh phí bảo trì, sửa chữa tài sản KCHTHK do doanh nghiệp được giao chịu trách nhiệm thực hiện theo điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Quản lý sử dụng tài sản công.

- Nguồn thu từ khai thác tài sản KCHTHK do doanh nghiệp được giao quản lý được sử dụng để chi trả chi phí bảo trì, sửa chữa tài sản KCHTHK theo quy định điểm d khoản 1 Điều 99 Luật Quản lý sử dụng tài sản công.”

Tuy nhiên, tại Quyết định số 1752/QĐ-BGTVT ngày 04/10/2021 của Bộ GTVT chưa phê duyệt nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bảo trì tài sản KCHTHK do Nhà nước đầu tư, quản lý năm 2021.

Để thực hiện nhiệm vụ của Bộ GTVT giao Cục HKVN “Hướng dẫn Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam triển khai thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý theo đúng quy định, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không”, Cục HKVN kính đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo về nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bảo trì tài sản KCHTHK do Nhà nước đầu tư, quản lý năm 2021 làm cơ sở để Cục HKVN triển khai thực hiện cũng như hướng dẫn ACV thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì và quản lý đầu tư xây dựng công trình.

2. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế quản lý, sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ khai thác tài sản KCHTHK:

- Tại điểm c khoản 1 Mục IV Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 7/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giao, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản KCHTHK do Nhà nước đầu tư, quản lý:

“Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế quản lý, sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không để thực hiện công tác quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không và thực hiện công tác đầu tư, nâng cấp tài sản kết cấu hạ tầng hàng không”.

- Theo quy định tại Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:

+ Khoản 1, 5 Điều 1 về đối tượng áp dụng:

“Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị được giao quản lý sử dụng tài sản công gồm:

1. Cơ quan nhà nước (không bao gồm cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài);

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công và quy định pháp luật có liên quan”.

+ Khoản 1 Điều 2 về phạm vi điều chỉnh:

“Thông tư này hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công từ các nguồn kinh phí sau:

1. Thông tư này hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công từ các nguồn kinh phí sau:

a) Nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước được cân đối tương ứng với từng lĩnh vực sử dụng tài sản công, trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;

b) Nguồn trích từ phí được để lại để chi thường xuyên theo quy định của pháp luật;

c) Nguồn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị;

d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác.”

+ Điểm c khoản 2 Điều 1:

“Thông tư này không điều chỉnh đối với:

c) Đối với các lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành về quản lý kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thì thực hiện theo quy định chuyên ngành đối với từng lĩnh vực;”

[...]
1