Loading


Công văn 466/QLCL-KH năm 2014 báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2011- 2015 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản ban hành

Số hiệu 466/QLCL-KH
Ngày ban hành 24/03/2014
Ngày có hiệu lực 24/03/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Người ký Nguyễn Như Tiệp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 466/QLCL-KH
V/v báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2011- 2015 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2014

 

Kính gửi: Bộ NN&PTNT (Vụ Kế hoạch)

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng tại công văn số 1076/BNN-KH ngày 03/3/2014 về việc báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020, Cục Quản lý CL NLTS báo cáo như sau:

I. Kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu của Kế hoạch 5 năm

1. Đánh giá các kết quả đạt được:

- Từ năm 2011 đến nay Cục đã tham mưu trình Bộ ban hành 18 Thông tư, 03 văn bản hợp nhất, 16 Chỉ thị và Quyết định cá biệt về lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối; cơ bản đã hoàn thiện đầy đủ hành lang pháp lý để có thể triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP theo phân công của Quốc hội, Chính phủ.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật cho người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và cán bộ quản lý về ATTP NLTS đã được thực hiện với nhiều hình thức phong phú và phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương như: tổ chức hội nghị/lớp phổ biến, phối hợp với đài truyền hình Việt Nam sản xuất và phát sóng các chương trình tuyên truyền về đảm bảo ATVSTP NLTS. Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tài liệu tuyên truyền về ATTP và phổ biến đến mạng lưới hội viên tại các địa phương.

- Tiếp tục duy trì và triển khai tốt các chương trình giám sát quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản.Việc triển khai các Chương trình này được Cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu “khắt khe” như EU, Hoa Kỳ, Canada,.. định kỳ sang kiểm tra và công nhận để Việt Nam tiếp tục được xuất khẩu vào các thị trường chủ lực này.

- Chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với địa phương tích cực triển khai Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT và tổ chức 04 đoàn kiểm tra liên cơ quan về việc thực hiện Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT tại 10 tỉnh/thành phố. Thực hiện 100% kế hoạch thanh, kiểm tra hàng năm do Bộ phê duyệt; đã tổ chức/tham gia 18 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cục đã trình Bộ ban hành Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc” và đang tổ chức triển khai xây dựng mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại 10 tỉnh phía Bắc (10 chuỗi), 05 tỉnh miền Trung (5 chuỗi) và 07 tỉnh phía Nam (08 chuỗi).

- Chỉ đạo, phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức khảo sát, xác minh nguồn gốc xuất xứ và lấy các mẫu sản phẩm thủy sản được bày bán tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội, điều tra, xác minh phản ánh trên báo chí về các sự cố về ATTP như: “đường dây sản xuất trà bẩn” tại Lâm Đồng, sử dụng hoá chất độc hại làm chín chuối tại Hà Nội, giăm bông bẩn, sườn bỏ cay....và đã kịp thời cung cấp thông tin chính xác phản hồi cho báo chí cũng như cảnh báo đến người tiêu dùng về các sản phẩm đã thẩm tra.

- Giải quyết tốt các rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu, xử lý các lô hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo tại các thị trường và cập nhật, phổ biến các quy định mới của các thị trường nhập khẩu; hàng năm tổ chức đón và làm việc với các đoàn thanh tra của cơ quan thẩm quyền các nước sang thanh tra, khảo sát và trao đổi hợp tác với cơ quan thẩm quyền Việt Nam về ATTP nông sản và thủy sản. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT, 25/2010/TT-BNNPTNT: hàng năm đều tổ chức đoàn khảo sát, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo VSATTP tại các nước nhập khẩu, kịp thời phát hiện, yêu cầu các nước xuất khẩu cải thiện điều kiện vệ sinh trong sản xuất và áp dụng kiểm tra tăng ATTP đối với loại thực phẩm bị phát hiện vi phạm khi nhập khẩu vào Việt Nam.

- Kiện toàn và nâng cao năng lực cơ quan quản lý, củng cố và phát triển lực lượng kiểm soát về chất lượng và ATTP nông, lâm, thủy sản và muối từ Trung ương đến các địa phương: Cục đã tham mưu trình Bộ ban hành các văn bản phân công nhiệm vụ quản lý chất lượng VTNN, ATTP giữa các đơn vị thuộc Bộ, rà soát, sửa đổi vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý Chất lượng NLTS; tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn; trình Bộ thành lập Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản trực thuộc Cục và hướng dẫn thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục QLCL NLS&TS thực hiện dịch vụ công về tư vấn, kiểm nghiệm, chứng nhận quá trình và sản phẩm nông lâm thủy sản. Ở địa phương đã có 61/63 tỉnh/thành phố thành lập và đưa Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản vào hoạt động, 02 địa phương còn lại (Hà Tĩnh, Tp HCM) thành lập Phòng QLCL nông lâm sản thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Từ năm 2011 đến nay Cục đã và đang tổ chức thi công xây dựng công trình Trung tâm vùng 1, 2, 4, 6, Cơ quan Nam Bộ và chuẩn bị đầu tư xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thuỷ sản. Các công trình được hoàn thiện sẽ tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ công chức Cục, góp phần phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Hàng năm Cục đều tăng cường năng lực kiểm nghiệm cho các PKN thuộc Cục như: bổ sung trang thiết bị kiểm nghiệm, mở rộng năng lực phân tích, tham gia thử nghiệm thành thạo quốc tế và nội bộ. Cục phối hợp với các Cục chuyên ngành tiếp tục đánh giá và chỉ định các phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy; tính đến nay đã có 85 phòng thử nghiệm trong và ngoài ngành được chỉ định là phòng thử nghiệm chất lượng VTNN, ATTP.

2. Hạn chế, yếu kém:

- Việc trình ban hành một số văn bản QPPL còn chậm so với kế hoạch đề ra và chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng cơ chế, chính sách tạo đông lực khuyến khích người sản xuất, tiêu dùng, và cả xã hội tham gia vào công tác quản lý chất lượng VTNN, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;

- Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật đã thay đổi, đã có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú nhưng vẫn dàn trải, chưa tập trung, chưa thực sự chủ động và chưa có tổng kết, đánh giá tác động đến các nhóm đối tượng được tuyên truyền.

- Việc triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và Chỉ thị 1159/CT-BNN-QLCL ở các cấp địa phương không đều, chưa thống nhất; trình độ, kinh nghiệm giữa các tỉnh còn khác nhau. Các mẫu biểu đã ban hành chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu thực tế cần kiểm soát. Việc công khai các cơ sở loại C và tái kiểm tra cơ sở loại C hầu như chưa thực hiện;

- Công tác thanh tra chuyên ngành tuy đã thực hiện nhưng chưa bài bản, chưa phân biệt đối tượng, nội dung của thanh tra chuyên ngành với hoạt động giám sát, kiểm tra theo Thông tư 14; việc xử phạt hành chính còn chưa triệt để và với mức phạt chưa đủ sức răn đe;

- Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác ATVSTP tại các địa phương chưa đồng bộ, thiếu. Cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý chưa đảm bảo yêu cầu; kinh phí kiểm tra, giám sát chất lượng, ATTP còn rất thiếu thốn;

- Đa số cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương còn nhỏ lẻ, nhiều địa phương chậm thực hiện qui hoạch các vùng chăn nuôi, trồng trọt an toàn theo chỉ đạo của Chính phủ nên việc đáp ứng các điều kiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của nhà nước hết sức khó khăn.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 3 KHÂU ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC:

1. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành; trong đó tập trung cải cách thể chế, cải cách bộ máy, hiện đại hóa nền hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của ngành ;

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối, đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực, cam kết quốc tế: Từ năm 2011 đến nay Cục đã tham mưu trình Bộ ban hành 17 Thông tư, 03 văn bản hợp nhất, 18 Chỉ thị và Quyết định cá biệt về lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối; cơ bản đã hoàn thiện đầy đủ hành lang pháp lý để có thể triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP theo phân công của Quốc hội, Chính phủ.

Kiện toàn và nâng cao năng lực cơ quan quản lý, củng cố và phát triển lực lượng kiểm soát về chất lượng và ATTP nông, lâm, thủy sản và muối từ Trung ương đến các địa phương: Cục đã tham mưu trình Bộ ban hành các văn bản phân công nhiệm vụ quản lý chất lượng VTNN, ATTP giữa các đơn vị thuộc Bộ, rà soát, sửa đổi vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý Chất lượng NLTS; tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNV-BNN về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn; trình Bộ thành lập Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản trực thuộc Cục và hướng dẫn thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục QLCL NLS&TS thực hiện dịch vụ công về tư vấn, kiểm nghiệm, chứng nhận quá trình và sản phẩm nông lâm thủy sản. Ở địa phương đã có 61/63 tỉnh/thành phố thành lập và đưa Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản vào hoạt động, 02 địa phương còn lại (Hà Tĩnh, Tp HCM) thành lập Phòng QLCL nông lâm sản thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.

2. Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực. Nâng cao cả kiến thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn;

Cục luôn chú trọng thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực và chính sách cán bộ. Đã tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 356 lượt cán bộ nhân viên thuộc hệ thống Cục; 1.677 lượt cho đội ngũ cán bộ địa phương làm công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản và 2.277 lượt cán bộ của các cơ sở SXKD nông lâm thủy sản. Xây dựng và triển khai Dự án tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015.

3. Phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất và cải thiện đời sống nông dân.

Từ năm 2011 đến nay Cục đã và đang tổ chức thi công xây dựng công trình Trung tâm vùng 1, 2, 4, 6, Cơ quan Nam Bộ và chuẩn bị đầu tư xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thuỷ sản. Các công trình được hoàn thiện sẽ tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ công chức Cục, góp phần phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Hàng năm Cục đều tăng cường năng lực kiểm nghiệm cho các PKN thuộc Cục như: bổ sung trang thiết bị kiểm nghiệm, mở rộng năng lực phân tích, tham gia thử nghiệm thành thạo quốc tế và nội bộ. Cục phối hợp với các Cục chuyên ngành tiếp tục đánh giá và chỉ định các phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy; tính đến nay đã có 85 phòng thử nghiệm trong và ngoài ngành được chỉ định là phòng thử nghiệm chất lượng VTNN, ATTP.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ