Loading


Công văn 4819/TCT-PC năm 2020 về chuyển lỗ và xử phạt hành vi trốn thuế qua thanh tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 4819/TCT-PC
Ngày ban hành 12/11/2020
Ngày có hiệu lực 12/11/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Bùi Công Minh
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Vi phạm hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4819/TCT-PC
V/v chuyển lỗ và xử phạt hành vi trốn thuế qua thanh tra thuế

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2020

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Thuận

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 7152/CT-TTKT3 đề ngày 07/08/2020 của Cục Thuế tỉnh Bình Thuận về xử lý vướng mắc về chuyển lỗ và xử phạt hành vi trốn thuế qua thanh tra thuế khi tham gia tố tụng trong vụ án hành chính về thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về việc chuyển hành vi trốn thuế sang hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn khi xử phạt vi phạm hành chính.

Điểm c, d khoản 1 Điều 10 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định:

“Điều 10. Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

1.Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:

c) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế.

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.”

Khoản 7 Điều 67 Thông tư số 156/TT-BTC ngày 06/11/2013 quy định việc chuyển hồ sơ thanh tra thuế sang cơ quan điều tra như sau:

“Điều 66. Trình tự, thủ tục thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

7. Trường hợp qua thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì đoàn thanh tra lập biên bản tạm dừng thanh tra tại đơn vị và có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình người ban hành quyết định thanh tra chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.”

Điều 24 Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế ngày 15/11/2013 quy định:

1. Trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính về thuế, nếu xét thấy tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

2. Trường hợp, người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ xử lý vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để xử lý.

Hồ sơ chuyển giao bao gồm: quyết định chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xử lý; bản sao biên bản về hành vi vi phạm hành chính về thuế hoặc biên bản kiểm tra, thanh tra thuế; bản sao kết quả giám định, xác minh (nếu có); bản sao tài liệu khác có liên quan; bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có); quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt đối với trường hợp chưa thi hành quyết định xử phạt. Việc chuyển giao hồ sơ phải được lập thành biên bản.

3. Theo quy định tại Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã nhận hồ sơ vụ việc theo Khoản 1, 2 Điều này có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.

Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuế phải hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế và chuyển tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo cho cá nhân vi phạm.

5. Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, nhưng quá thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hết hạn ra quyết định khởi tố hoặc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về luật tố tụng hình sự mà người có thẩm quyền xử phạt chưa nhận được thông báo của cơ quan tiến hành tố tụng về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, có văn bản đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã nhận hồ sơ, chuyển trả lại hồ sơ vụ vi phạm đề người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc tiếp tục thi hành quyết định xử phạt đối với trường hợp khi chuyển hồ sơ người có thẩm quyền xử phạt đã ban hành quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.”

Điều 25 Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế ngày 15/11/2013 quy định:

“1. Theo quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính thì đối với những vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật của vụ vi phạm và để nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Trường hợp, cơ quan Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra, thanh tra, kiểm tra theo chức năng trong quá trình thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế nhưng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì sau thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có kết luận về hành vi vi phạm hành chính về thuế phải chuyển hồ sơ và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Trường hợp, cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra theo chức năng nhiệm vụ, trong quá trình thanh tra phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế mà có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp, cơ quan thanh tra cấp dưới vượt thẩm quyền xử phạt thì chuyển hồ sơ lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xử lý theo quy định.

Trong trường hợp vi phạm hành chính về thuế thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì vụ xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan nêu trên chuyển đến để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại Khoản 1, 2 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trường hợp cần xác minh thêm theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định nêu trên.”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp chuyển hành vi trốn thuế để xử phạt như đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thuộc điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 nêu trên chỉ áp dụng khi đáp ứng đồng thời ba điều kiện: vi phạm lần đầu; có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Việc chuyển hành vi này phải được các cơ quan có thẩm quyền thanh tra thuế, kiểm tra thuế ghi nhận tại biên bản thanh tra, kiểm tra thuế.

Đối với hành vi trốn thuế do sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm để được chuyển sang xử lý theo điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 nêu trên thì người mua hàng hóa, dịch vụ phải chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng, bên cung cấp dịch vụ và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

[...]
2