Loading


Công văn 5957/BTP-KSTT năm 2013 triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 5957/BTP-KSTT
Ngày ban hành 19/08/2013
Ngày có hiệu lực 19/08/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5957/BTP-KSTT
V/v triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm soát thủ tục hành chính

Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2013

 

Kính gửi:

- T chức pháp chế các Bộ, ngành;
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Trong thời gian qua, công tác kiểm soát thủ tục hành chính tiếp tục được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện; công tác xây dựng thể chế về công tác kiểm soát thủ tục hành chính cơ bản được hoàn thiện. Đ triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này, nhất là sau khi chuyển nhiệm vụ và bộ máy t chức làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính từ Văn phòng Bộ, ngành, Văn phòng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sang Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp đề nghị các đồng chí Thủ trưởng Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ về công tác kim soát thủ tục hành chính dưới đây:

1. Tham mưu để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt tới các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản có liên quan ti công tác kiểm soát thủ tục hành chính, như: Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 48/2013/NĐ-CP); Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Quyết định số 945/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2011, Chỉ thị số 1722/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2010, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2103 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ thường kỳ tháng 7 năm 2013 (Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2013); Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức (Thông báo số 305/TB-VPCP ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ); Các văn bản số: 4618/VBHN-BTP, 4619/VBHN-BTP, 4620/VBHN-BTP và 4621/VBHN-BTP ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tư pháp về việc xác thực các văn bản hp nhất có liên quan tới công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

(Các văn bản này đã được đăng tải trên Trang tin điện tử của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính tại địa chỉ www.thutuchanhchinh.vn).

2. Tham mưu để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các Quyết định có liên quan tới công tác kiểm soát thủ tục hành chính, bao gồm:

a) Quyết định về việc sửa đổi, hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

- Khi xây dựng văn bản sửa đi, hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần thực hiện nghiêm túc quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ và các Điều 9, 10 và 11 Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính đã được hợp nhất tại Văn bản số 4621/VBHN-BTP ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tư pháp về xác thực văn bản hp nhất. Trong đó, nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính; Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành và Sở Tư pháp có trách nhiệm cho ý kiến về thủ tục hành chính và thẩm định việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

- Đối với việc cho ý kiến và thẩm định văn bản có quy định về thủ tục hành chính, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện việc cho ý kiến và thẩm định đối với quy định về thủ tục hành chính, gửi kết quả đến Phòng có chức năng thẩm định văn bản của Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành và Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo xem xét, quyết định.

b) Quyết định về việc sửa đổi, hoàn thiện quy chế phối hp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính:

Khi tiến hành sửa đổi, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa Tổ chức pháp chế với tng cục, cục, vụ, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành; Sở Tư pháp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, cần nhấn mạnh trách nhiệm của Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành và Sở Tư pháp trong việc thực hiện có kết quả việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, t chức về quy định hành chính và trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi xử lý các phản ánh, kiến nghị theo quy định tại Nghị định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính đã được hợp nhất tại Văn bản số 4620/VBHN-BTP ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tư pháp về xác thực văn bản hợp nhất, Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông báo số 305/TB-VPCP ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ.

c) Quyết đnh về việc sửa đổi, hoàn thiện quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai minh bạch thủ tục hành chính:

- Khi tiến hành sửa đổi, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa Tổ chức pháp chế với tổng cục, cục, vụ, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành; Sở Tư pháp với các sở, ban, ngành trong việc công bố thủ tục hành chính thuộc thm quyền quản lý của các Bộ, ngành và thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc công khai minh bạch thủ tục hành chính, cần nhấn mạnh trách nhiệm của Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành và Sở Tư pháp trong việc đôn đốc, kiểm soát chất lượng thông qua việc cho ý kiến đối với dự thảo quyết định công bố trước khi các cơ quan, đơn vị trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành; trách nhiệm của tng cục, cục, vụ, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, của các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chuẩn bị dự thảo quyết định công bố thủ tục hành chính và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc công khai, niêm yết các thủ tục hành chính đã được công bố.

- Quy định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc công bố các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trong lĩnh vực quản lý của ngành tại 3 cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).

- Về thời hạn ban hành quyết định công bố: các cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 48/2013/NĐ-CPĐiều 15 Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính đã được hợp nhất tại Văn bản số 4620/VBHN-BTP ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tư pháp về xác thực văn bản hợp nhất.

3. Thiết lập hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính:

- Để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tới các đơn vị trực thuộc bộ, ngành và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc thiết lập hệ thống cán bộ đầu mối thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính là cần thiết và có vị trí, vai trò rất quan trọng, về nội dung này, cần quán triệt, thực hiện tốt quy định tại Điều 4 Nghị định số 48/2013/NĐ-CP và Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của t chức pháp chế được hp nhất tại Văn bản số 4618/VBHN-BTP ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tư pháp về xác thực văn bản hp nhất, Quyết định số 945/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiến hành rà soát, kiện toàn cán bộ đầu mối thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính ở các đơn vị theo hướng:

+ Đối với các tổng cục, cục, vụ, đơn vị trực thuộc Bộ, ngành không (hoặc chưa) thành lập tổ chức pháp chế, bố trí ở mỗi đơn vị tối thiểu một cán bộ đầu mối là lãnh đạo cấp phòng và tương đương; Đối với những đơn vị có Tổ chức pháp chế, bố trí 01 cán bộ pháp chế kiêm nhiệm thực hiện công tác kim soát thủ tục hành chính.

+ Đối với các sở, ban, ngành thuộc UBND cấp tỉnh không (hoặc chưa) thành lập tổ chức pháp chế (trừ Sở Tư pháp), bố trí ở mỗi đơn vị tối thiểu từ 02 cán bộ đầu mối là lãnh đạo đơn vị và 01 lãnh đạo cấp phòng và tương đương; Đối với các sở, ban, ngành đã thành lập Phòng Pháp chế, bố trí từ 02 cán bộ đầu mối là lãnh đạo đơn vị và 01 cán bộ lãnh đạo Phòng Pháp chế.

+ Đối với UBND cấp huyện, bố trí ở mỗi đơn vị tối thiểu t 02 cán bộ đầu mối là lãnh đạo UBND huyện và 01 cán bộ lãnh đạo Phòng Tư pháp.

+ Đối với cấp xã bố trí 01 cán bộ đầu mối là Công chức Tư pháp cấp xã.

- Cán bộ đầu mối có trách nhiệm tham mưu với thủ trưởng đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động cải cách thủ tục hành chính và kim soát thủ tục hành chính tại đơn vị; đồng thời phối hợp với các bộ phận có liên quan của đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Về một số nhiệm vụ cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối năm 2013:

- Tham mưu để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sớm kiện toàn các đơn vị làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2013, Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản có liên quan về công tác cải cách thủ tục hành chính và kim soát thủ tục hành chính.

- Rà lại những thủ tục hành chính hiện hành để công bố bổ sung các thủ tục hành chính mới ban hành hoặc còn thiếu và đăng nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

- Rà soát và báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo Kế hoạch, báo cáo kết quả về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính; thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và thực hiện kiểm soát chặt chẽ, chính xác và kịp thời báo cáo tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền theo quy định.

[...]
5