Loading


Công văn 642/BNG-HVNG năm 2016 hướng dẫn thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế” do Bộ Ngoại giao ban hành

Số hiệu 642/BNG-HVNG
Ngày ban hành 08/03/2016
Ngày có hiệu lực 08/03/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Ngoại giao
Người ký Đặng Đình Quý
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 642/BNG-HVNG
V/v hướng dẫn thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho CCVC làm công tác hội nhập quốc tế

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2016

 

Kính gửi:

- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế (dưới đây gọi tắt là Đề án), để hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng kế hoạssssch cụ thể của từng năm cũng như lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và trên cơ sở ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan, Bộ Ngoại giao ban hành Hướng dẫn việc tổ chức triển khai Đề án như sau:

I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Trong 5 năm (2016 - 2020), cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết về hội nhập quốc tế cho đội ngũ công chức, viên chức (CCVC) làm công tác hội nhập quốc tế ở Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội; tạo cơ sở để Bộ, ngành, địa phương và cá nhân CCVC tiếp tục tự bồi dưỡng và nâng cao kiến thức và kỹ năng về hội nhập quốc tế.

2. Đối tượng

(i) Chuyên gia hoặc công chức, viên chức (CCVC) của các Bộ, ngành và địa phương có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực hội nhập quốc tế; giảng viên các trường Đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CCVC của các Bộ, ngành sẽ tham gia các khóa bồi dưỡng giảng viên trước khi giảng dạy các khóa bồi dưỡng thuộc Đề án.

(ii) CCVC làm công tác hội nhập quốc tế thuộc các Bộ, ban, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội sẽ tham gia vào các khóa bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng.

3. Yêu cầu

(i) Sau khi kết thúc các khóa bồi dưỡng giảng viên, các giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy trong khuôn khổ Đề án có cách tiếp cận thống nhất về việc xây dựng chương trình; có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng là các CCVC đang làm công tác hội nhập ở các bộ, ban, ngành, địa phương.

(ii) Các CCVC làm công tác hội nhập quốc tế của các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội được cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Các nội dung và cấp độ bồi dưỡng cần được thiết kế phù hợp cho từng nhóm đối tượng (có thể chia theo cấp bậc như lãnh đạo cấp cao, cấp vụ, cấp sở, cấp phòng, cấp chuyên viên và theo lĩnh vực công tác).

II. HƯỚNG DẪN TRIN KHAI

1. Đối với các Bộ Chủ trì các lĩnh vực bồi dưỡng của Đề án, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ

1.1. Phân công nhiệm vụ

Các Bộ gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp (dưới đây gọi tắt là các Bộ Chủ trì) có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng cụ thể của từng năm bao gồm các khóa bồi dưỡng giảng viên, các khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thuộc lĩnh vực được phân công trong Đề án.

Bộ Tài chính xem xét đảm bảo kinh phí và phân bổ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Bộ trong quá trình thực hiện Đề án trên cơ sở các kế hoạch bồi dưỡng cụ thể do các Bộ Chủ trì xây dựng.

Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ được phân công triển khai Đề án nhằm: (i) Đảm bảo đúng quy trình bồi dưỡng công chức, viên chức đáp ứng tiêu chí chung và các chính sách về đề bạt, khen thưởng, kỷ luật được gắn với công tác bồi dưỡng trong khuôn khổ Đề án; (ii) Bố trí kinh phí thực hiện Đề án nằm trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm cho kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức (Theo Điều 2, Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án).

Văn phòng Chính phủ làm đầu mi tổng hợp các báo cáo kết quả triển khai kế hoạch bồi dưỡng giữa kì và cuối kỳ của các Bộ Chủ trì lên Ban chỉ đạo Quốc gia về hội nhập quốc tế.

1.2. Quy trình triển khai các khóa bồi dưỡng

1.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và dự trù kinh phí cụ thể của từng năm

Các Bộ Chủ trì (i) xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể của từng năm bao gồm nội dung bồi dưỡng, số lượng các khóa bồi dưỡng, số lượng học viên, dự trù kinh phí; (ii) thông báo kế hoạch bồi dưỡng của từng năm cho các Bộ, ngành và địa phương là đối tượng thụ hưởng của Đề án để phối hợp thực hiện.

Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của từng năm căn cứ trên: (i) Kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu về số lượng, nội dung, phương pháp bồi dưỡng đã được nêu rõ trong Đề án và Phụ lục của Đề án; (ii) Kết quả khảo sát bổ sung về nhu cầu và đối tượng bồi dưỡng (nếu Bộ Chủ trì nhận thấy việc khảo sát bổ sung là cần thiết); (iii) Năng lực triển khai công tác bồi dưỡng của các Bộ Chủ trì; (iv) Ý kiến của các chuyên gia về hội nhập quốc tế cũng như các chuyên gia về đào tạo, bồi dưỡng; (v) Thực tiễn triển khai công tác hội nhập quốc tế trong từng lĩnh vực cụ thể.

Trong quá trình triển khai, các Bộ Chủ trì có thể Điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng cho các năm tiếp theo trên cơ sở rút kinh nghiệm từ các khóa học đã được tổ chức của năm trước.

Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể của từng năm cần tiến hành song song với việc xây dựng dự trù kinh phí. Năm 2016, các Bộ Chủ trì khẩn trương xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và dự trù kinh phí theo nhiệm vụ được giao tại Đề án và chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính duyệt Dự trù kinh phí, triển khai Đề án đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Bộ Ngoại giao xin gửi mẫu bộ hồ sơ gồm kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và dự trù kinh phí thuộc lĩnh vực Bộ Ngoại giao phụ trách, giúp các Bộ Chủ trì tham khảo thực hiện.

1.2.2. Triển khai kế hoạch bồi dưỡng cụ thể của từng năm

Căn cứ vào kinh nghiệm tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho CCVC trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao hướng dẫn quy trình triển khai các khóa bồi dưỡng cụ thể như sau:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ