Loading


Hướng dẫn 5661/HD-SXD-QLCLXD năm 2014 về quản lý chất lượng công trình xây dựng không phải là nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 5661/HD-SXD-QLCLXD
Ngày ban hành 10/07/2014
Ngày có hiệu lực 10/07/2014
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Phan Đức Nhạn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ XÂY DỰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5661/HD-SXD-QLCLXD

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2014

 

HƯỚNG DẪN

VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ Ở RIÊNG LẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhằm nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của các chủ đầu tư (CĐT) trong việc tự giác chấp hành các quy định về quản lý trật tự trong xây dựng tại đô thị, bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo an toàn tuyệt đối về mọi mặt, cho cả con người lẫn các tài sản liên quan trong quá trình thi công xây dựng công trình, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ đầu tư, các bên tham gia xây dựng công trình và cộng đồng dân cư xung quanh trong quá trình xây dựng, đặc biệt là đối với những công trình xây chen trong khu dân cư hiện hữu.

Sở Xây dựng hướng dẫn những nội dung chi tiết đến các CĐT để việc tuân thủ quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động trong quá trình triển khai xây dựng các công trình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện hoàn chỉnh ngay từ thực hiện công tác: khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình; quy định về bảo hành công trình xây dựng.

I. Phần chung:

1. Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động trong quá trình triển khai xây dựng các công trình (khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình; quy định về bảo hành công trình xây dựng) cần nắm rõ:

STT

Các văn bản pháp luật quy định có liên quan

Ghi chú:

1.

Quy định về năng lực tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng:

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng;

- Quyết định số 87/2004/QĐ-TTG ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam;

- Quyết định số 03/2012/QĐ-CP ngày 16/01/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg;

- Thông tư số 05-2004/TT-BXD ngày 15/9/2004 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam;

 

2.

Quy định về quản chất lượng công trình xây dựng:

- Luật Xây dựng (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004);

- Luật số 38/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;

- Chỉ thị 07/2007/CT-BXD ngày 05/11/2007 của Bộ Xây dựng về tăng cường công tác QLXD đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng;

- Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng;

- Công văn số 2814/BXB-GĐ ngày 30/12/2013 của Bộ Xây dựng về kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, báo cáo về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 03/2011/TT-BXB ngày 06/4/2011 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;

 

3.

Quy định về an toàn trong thi công trong xây dựng công trình:

- Luật Xây dựng (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004);

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy (có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 10 năm 2001);

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

- Chỉ thị số 02/2011/CT-BXD ngày 21/3/2011 của Bộ Xây dựng về tăng cường thực hiện các quy định đảm bảo AT-VSLĐ và Phòng chống cháy nổ trong ngành XD;

- Chỉ thị số 03/2013/CT-BXD ngày 11/11/2013 của Bộ Xây dựng về việc tăng cường quản lý chất lượng đảm bảo an toàn hệ thống giàn giáo sử dụng trong thi công xây dựng công trình;

- Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

- Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Quy định về sử dụng cần trục tháp tại các công trường XD trên địa bàn TPHCM; Quyết định số 53/2012/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về sửa đổi Khoản 2 Điều 4 Quy định về sử dụng cần trục tháp tại các công trường xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố;

 

4.

Quy định về an toàn môi trường:

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định quy chuẩn quốc gia về môi trường;

 

5.

Quy định về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng:

- Luật Xây dựng (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004);

 

6.

Quy định về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng:

- Luật Xây dựng (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004);

- Luật Nhà ở (hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006);

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

- Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về Bảo trì công trình xây dựng;

- Thông tư số 02/2012/TT-BXD ngày 12/6/2012 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn một số nội dung về bảo trì công trình dân dụng, công trình; Thông tư số 11/2012/TT-BXD ngày 25/12/2012 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng, công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

 

7.

Quy định về quản lý hoạt động Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 của Bộ Xây dựng ban hành “Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng”;

- Thông tư số 06/2011/TT-BXB ngày 21/6/2011 của Bộ Xây dựng về Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng thực thi Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng;

 

2. Yêu cầu khi khởi công xây dựng:

- Trong mọi trường hợp, CĐT phải thông báo ngày khởi công bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân phường, xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn 7 ngày làm việc, trước khi khởi công xây dựng.

- Treo biển báo tại công trường thi công. Nội dung biển báo bao gồm: số và ngày cấp Giấy phép xây dựng (GPXD) hoặc số và ngày của Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở (đối với các công trình không phải xin GPXD); Quyết định duyệt dự án đầu tư, Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế-kỹ thuật (nếu có); quy mô công trình (diện tích, số tầng, số tầng hầm ...); tên chủ đầu tư, ngày khởi công, ngày dự kiến hoàn thành; tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế; tên đơn vị giám sát thi công; tên đơn vị thi công, tên người chỉ huy trưởng công trình; ghi rõ họ tên (kể cả địa chỉ liên lạc, số điện thoại).

- Phải lưu bản sao của GPXD (hay TKCS được thẩm định, dự án hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật được duyệt) và bản vẽ kèm theo tại công trình để thuận lợi cho việc kiểm tra.

- Phải thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung đã được quy định tại GPXD, TKCS được thẩm định hay dự án (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) được duyệt, đặc biệt các quy định về quản lý chất lượng, an toàn cho người và môi trường xung quanh trong suốt quá trình thi công.

3. Đảm bảo về năng lực của cá nhân, tổ chức tham gia xây dựng công trình

- Phải đọc và hiểu rõ các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân đặc biệt là đối với dự án có công trình quy mô lớn, phức tạp, có tầng hầm.

- Đối với cá nhân thực hiện những công việc mà theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề gồm chủ nhiệm khảo sát; chủ trì thiết kế, quy hoạch; giám sát, phải có chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực; phù hợp với công việc, loại, cấp công trình. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng đủ điều kiện năng lực về thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng, đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình có cấp công trình, loại công trình phù hợp theo quy định tại Điều 52 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.

- Những công việc mà CĐT không đủ năng lực để quyết định (đánh giá, xem xét hồ sơ thiết kế, hồ sơ dự thầu, phương án thi công...), CĐT phải thuê tư vấn đủ năng lực để thẩm tra trước khi phê duyệt;

- Nhà thầu nước ngoài nếu không có Giấy phép đầu tư hay Giấy chứng nhận đầu tư (lập doanh nghiệp ở Việt Nam), phải xin Giấy phép thầu xây dựng, Giấy phép thầu tư vấn xây dựng (tùy theo công việc), khi đã được chọn để thực hiện công việc;

- Việc chọn các đơn vị tư vấn, thầu xây dựng phải qua công tác đấu thầu theo quy định, nếu dự án có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên.

II. Các công việc cụ thể:

1. Khi thực hiện khảo sát xây dựng (bao gồm khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, khảo sát hiện trạng chất lượng các công trình lân cận):

a) Chọn nhà thầu khảo sát xây dựng:

- Nhà thầu, cá nhân chủ nhiệm khảo sát xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm, có đăng ký kinh doanh, có chứng chỉ hành nghề hoạt động khảo sát xây dựng phù hợp theo quy định tại Điều 45, 46 Nghị định 12/2009/NĐ-CP.

- Phòng thí nghiệm dùng trong khảo sát phải có quyết định của Bộ Xây dựng công nhận năng lực thực hiện các phép thử của Phòng Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (LAS-XD); các máy móc thiết bị sử dụng phải được hiệu chuẩn, còn trong thời hạn sử dụng.

b) Thực hiện khảo sát xây dựng:

- Đơn vị khảo sát (hoặc đơn vị thiết kế) phải lập nhiệm vụ khảo sát phù hợp với nhiệm vụ thiết kế, được chủ đầu tư phê duyệt và là cơ sở để lập phương án kỹ thuật khảo sát. Nội dung của nhiệm vụ khảo sát theo quy định tại Điều 13, 14, 15 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, Điều 8, 9 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD.

- Căn cứ trên nhiệm vụ khảo sát, nhà thầu khảo sát có trách nhiệm lập phương án kỹ thuật khảo sát phù hợp với nhiệm vụ khảo sát được duyệt, phù hợp với các tiêu chuẩn được áp dụng và phải tính đến quy mô, tính chất công việc, đặc tính kỹ thuật, mức độ phức tạp của điều kiện tự nhiên tại vùng, địa điểm khảo sát. Nội dung công tác khảo sát phục vụ các bước thiết kế theo quy định tại Điều 12, 13, 14, 15 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, Điều 8, 9 của Thông tư số 10/2013/TT-BXB. Phương án kỹ thuật khảo sát phải được trình chủ đầu tư phê duyệt trước khi thực hiện.

- CĐT tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp thực hiện giám sát công tác khảo sát cả ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm, theo quy định tại Điều 12, 13, 14, 16 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, Điều 10 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD

- Báo cáo kết quả khảo sát phải được CĐT nghiệm thu và lập thành biên bản theo Điều 12, 13, 14, 15 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, Điều 11, 12 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ