Nghị quyết 203/NQ-HĐND năm 2024 chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026
Số hiệu | 203/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 13/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 13/12/2024 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký | Nguyễn Khắc Toàn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 203/NQ-HĐND |
Khánh Hòa, ngày 13 tháng 12 năm 2024 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 16, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA VII, NHIỆM KỲ 2021 - 2026
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đã kịp thời phản ánh và lựa chọn những vấn đề có trọng tâm, trọng điểm mà cử tri và Nhân dân quan tâm để chất vấn tại kỳ họp. Đồng thời, ghi nhận tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh là Giám đốc các sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Văn hóa và Thể thao trong việc trả lời các nội dung chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo giải trình thêm theo yêu cầu của Chủ tọa kỳ họp. Trên cơ sở đó, đã xác định nguyên nhân, trách nhiệm và cam kết khắc phục tồn tại, hạn chế với giải pháp, lộ trình giải quyết cụ thể, góp phần thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu:
Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện những giải pháp trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn. Cụ thể:
1. Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, môi trường:
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh. Khẩn trương cụ thể hóa, triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 và các quy định mới của pháp luật, đảm bảo kịp thời, đồng bộ, hiệu quả.
- Chỉ đạo Sở Xây dựng, Ban quản lý Khu kinh tế Vân phong và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tích cực phối hợp và khẩn trương đẩy nhanh tiến độ trong việc lập, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan, sớm trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, làm cơ sở để giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tránh việc gây khó khăn trong việc giải quyết thủ tục hành chính của người dân, đảm bảo công tác quản lý đất đai được chặt chẽ, thống nhất, đúng quy định của pháp luật.
- Tập trung hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần đầu, chỉnh lý đăng ký biến động đất đai), khẩn trương chỉ đạo xử lý những vướng mắc, tồn tại (xác định nguồn gốc đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính...); tổ chức triển khai đồng bộ thủ tục hành chính được ban hành kèm theo Quyết định số 2611/QĐ-UBND, ngày 07/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương trong công tác rà soát, kiểm tra thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai theo quy định; xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng liên quan đến công tác quản lý đất đai.
- Triển khai các giải pháp cụ thể, quyết liệt, đồng bộ để tập trung xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải tại các khu vực nông thôn, các khu chăn nuôi, các Cụm công nghiệp, làng nghề... trên địa bàn tỉnh nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thôn Lương Hòa, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang sau khi đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang và các quy hoạch phân khu được phê duyệt.
2. Về lĩnh vực xây dựng:
- Chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục rà soát, đánh giá nhu cầu sử dụng đối với 02 khu kí túc xá trên địa bàn thành phố Nha Trang, từ đó nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể để sử dụng có hiệu quả công trình sau đầu tư, tránh tình trạng bỏ hoang, lãng phí.
- Quyết liệt hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án; thực hiện thanh, quyết toán, bố trí, giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ và quy định của pháp luật. Tiếp tục huy động hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
3. Về lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn:
- Tập trung cụ thể hóa và triển khai thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đảm bảo phát huy hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng của cử tri, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, miền núi.
- Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục triển khai Dự án Đập dâng, hệ thống kênh, đường ống cấp nước cho khu tưới thị xã Ninh Hòa và khu tưới huyện Khánh Vĩnh (dự án mới), đảm bảo sự phù hợp, đồng bộ với nhiệm vụ, quy mô đầu tư, kết nối với đường ống chính của dự án Hệ thống dẫn nước hồ Sông Chò 1 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chủ trương đầu tư.
- Thường xuyên rà soát hệ thống công trình thủy lợi nhỏ hiện trạng, các đập dâng trên các sông suối; hệ thống các trạm bơm, tuyến kênh, mương tiêu thoát nước trên toàn địa bàn tỉnh, đảm bảo khả năng, điều kiện vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả nhằm phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
4. Cơ chế, chính sách về giá:
a) Về Giá dịch vụ và hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thời gian thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
- Quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại để xây dựng lộ trình và tổ chức thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thu gom rác thải, tạo sự đồng bộ với dịch vụ thu tiền nước và tiền điện đang triển khai có hiệu quả như hiện nay.