Loading


Quyết định 228/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh An Giang

Số hiệu 228/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/01/2016
Ngày có hiệu lực 29/01/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Hồ Việt Hiệp
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 228/QĐ-UBND

An Giang, ngày 29 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020 TỈNH AN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật tổ chức Tổ chức Chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 13/TTr-SKHĐT-THQH, ngày 18/01/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh An Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh An Giang.

Điều 2. Căn cứ vào mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp của Kế hoạch, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, giải pháp tổ chức triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành kế hoạch từng năm và 5 năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành tỉnh và doanh nghiệp có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Việt Hiệp

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020 CỦA TỈNH AN GIANG
(Kèm theo Quyết định số 228/QĐ-UBND ngày 29/ 01/2016 của UBND tỉnh)

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 - 2015

Trong năm năm qua, cùng với khó khăn chung của cả nước, kinh tế An Giang luôn đối mặt với rất nhiều thách thức, sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường; nhu cầu đầu tư cho an sinh xã hội và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng cao, nguồn lực còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Nhưng dưới sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nhân dân, nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn duy trì tăng trưởng ổn định và tăng dần qua từng năm. Ước mức tăng trưởng bình quân trong năm năm (2011-2015) đạt khoảng 8,63% (giá SS 1994). Một số chỉ tiêu đối chiếu với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đạt được như sau:

Stt

Chỉ tiêu

Đvt

Giai đoạn 2011-2015

NQĐH IX

Thực hiện

So sánh NQ

1

Tốc độ tăng trưởng (giá SS 1994) 1

%

12,50

8,63

không đạt

 

Khu vực dịch vụ

%

14,90

11,09

 

 

Khu vực công nghiệp - xây dựng

%

15,84

8,47

 

 

Khu vực nông - lâm - thủy sản

%

3,20

2,64

 

2

GDP bình quân đầu người  (giá HH)

Triệu đồng

46,42

39,274

không đạt

 

- GDP bình quân đầu người theo USD

USD

2.200

1.830

 

3

Cơ cấu kinh tế (giá HH)

%

 

 

không đạt

 

Khu vực dịch vụ

%

57,20

60,28

 

 

Khu vực công nghiệp - xây dựng

%

17,56

12,61

 

 

Khu vực nông - lâm - thủy sản

%

25,24

27,11

 

4

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

162.000

147.276

không đạt

 

Tăng bình quân hàng năm

%

12,9

8,68

 

 

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so GDP

%

42,7

41,1

 

5

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

4.864

4.530

không đạt

 

Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân/năm

%

11,38

5,85

 

6

Thu ngân sách

Tỷ đồng

31.362

25.739

không đạt

 

Thu ngân sách tăng bình quân/năm

%

20

7,6

 

 

Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách

%

8,3

7,3

 

7

Tỷ lệ mẫu giáo 05 tuổi đi học đúng độ tuổi

%

95,0

99,01

vượt

8

Tỷ lệ Tiểu học đi học trong độ tuổi

%

96,0

99,89

vượt

9

Tỷ lệ Trung học cơ sở đi học trong độ tuổi

%

83,0

76,43

không đạt

10

Tỷ lệ Trung học phổ thông đi học trong độ tuổi

%

46,5

40,62

không đạt

11

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

50,0

50,0

đạt

12

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề

%

40

36,0

không đạt

13

Tỷ lệ hộ nghèo

%

5

2,50

vượt

14

Dân số

1.000 Người

2.207

2.160

vượt

15

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

1,07

0,92

vượt

16

Tuổi thọ trung bình

Tuổi

74

74,00

đạt

17

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi

%

12

12,9

không đạt

18

Số giường bệnh/vạn dân

Giường

17,79

18,98

vượt

19

Số bác sĩ/vạn dân

Bác sĩ

6,0

6,00

đạt

20

Tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân

%

90

66

không đạt

21

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch

%

85

86,0

vượt

22

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch thành thị

%

100

100,0

đạt

23

Tỷ lệ số dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh nông thôn

%

63,4

74,0

vượt

24

Tỷ lệ che phủ rừng

%

22,4

22,4

đạt

25

Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới

%

30/120 xã

13

không đạt

Qua kết quả thực hiện năm năm 2011-2015 đã có 13/25 chỉ tiêu đạt và vượt so Nghị quyết (có 08 chỉ tiêu vượt Nghị quyết, 05 chỉ tiêu đạt Nghị quyết), còn 12 chỉ tiêu chưa đạt Nghị quyết như: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân, cơ cấu kinh tế, GDP bình quân đầu người, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách, tỷ lệ Trung học cơ sở đi học trong độ tuổi, tỷ lệ Trung học phổ thông đi học trong độ tuổi, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi, tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt Nghị quyết đề ra nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì giai đoạn 2011 - 2015 đã tăng thêm 8.640 tỷ đồng (giai đoạn 2006 - 2010 chỉ tăng 6.473 tỷ đồng), GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 39,274 triệu đồng, tăng 17,336 triệu đồng so năm 2010 (giai đoạn 2006 - 2010 tăng 13,134 triệu đồng so năm 2005). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là khu vực dịch vụ chuyển dịch được 6,93% (tăng từ 53,35% vào năm 2010 lên 60,28% vào năm 2015), khu vực nông nghiệp chuyển dịch mạnh, giảm 8,42% so năm 2010 (từ 35,53% năm 2010 xuống còn 27,11% năm 2015), riêng khu vực công nghiệp - xây dựng chỉ tăng 0,39% so năm 2010. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không để xảy ra điểm nóng trong dịp Tết, lễ hội; cải cách hành chính được các ngành, các cấp tích cực thực hiện; các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đã triển khai kịp thời.

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Thành tựu

1.1. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân năm năm đạt 2,64%, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,1%, lĩnh vực thủy sản giảm 0,5%, lĩnh vực lâm nghiệp tăng 0,2%; đã đóng góp 0,61% vào tăng trưởng chung của tỉnh (8,63%);

- Ngành Trồng trọt: chủ động xuống giống đúng lịch thời vụ, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng tỷ lệ cơ cấu giống chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, năng suất lúa liên tục tăng qua các năm; sản lượng lúa đạt 4,078 triệu tấn vào năm 2015 (tăng hơn 350 ngàn tấn so năm 2010). Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 129 triệu đồng/ha vào năm 2015 (tăng 51,5% so năm 2010). Thực hiện chủ trương chuyển đổi một phần diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng những loại cây màu có giá trị kinh tế cao hơn và thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về ứng dụng công cao vào sản xuất nông nghiệp đã làm tăng nhanh diện tích hoa màu và đạt gần 63 nghìn ha vào cuối năm 2015; diện tích sản xuất theo mô hình “Cánh đồng lớn”, hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ đạt trên 46,3 ngàn ha (tăng trên 07 lần so năm 2011). Mô hình liên kết sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản đã giúp người nông dân hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, doanh nghiệp có được sản phẩm đạt chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu chế biến, bảo quản và xuất khẩu.

- Ngành Chăn nuôi: đã triển khai thực hiện các dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi, dự án phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, dự án xây dựng mô hình giết mổ, tiêu thụ thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm, xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung… Tăng trưởng hàng năm về sản lượng thịt cao hơn tăng trưởng đầu con, phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại phát triển nhanh có quy mô lớn (nhất là gia cầm, heo) được hình thành. Công nghệ chăn nuôi có nhiều tiến bộ, các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được áp dụng rộng rãi; đa số các hộ nuôi heo với số lượng nhiều đều có xử lý phân qua hầm biogas, ủ phân hoặc đào hố chôn lấp. Tỷ trọng ngành chăn nuôi giữ tỷ lệ ổn định, dự kiến cuối năm 2015 chiếm 6,2% trong nội ngành nông nghiệp.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ