Loading


Quyết định 23/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 23/2004/QĐ-TTg
Ngày ban hành 25/02/2004
Ngày có hiệu lực 17/03/2004
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 23/2004/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 23/2004/QĐ-TTG NGÀY 25 THÁNG 02 NĂM 2004 VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỌC VIỆN TƯ PHÁP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Học viện Tư pháp trên cơ sở Trường Đào tạo các chức danh tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.

Điều 2.

1. Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học.

2. Học viện Tư pháp là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, có trụ sở tại thành phố Hà Nội và cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 3. Học viện Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

1. Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác;

2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chấp hành viên, công chứng viên, luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp;

3. Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp;

4. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Tùy theo yêu cầu và đòi hỏi của thực tế, Học viện Tư pháp có thể được cơ quan có thẩm quyền giao thêm nhiệm vụ mới.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Học viện Tư pháp gồm có:

1. Giám đốc và các Phó giám đốc:

a) Giám đốc và các Phó giám đốc Học viện Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm;

b) Giám đốc Học viện Tư pháp chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện Tư pháp.

2. Các khoa, phòng chức năng bao gồm:

a) Các khoa gồm có: Khoa đào tạo Thẩm phán, Khoa đào tạo Kiểm sát viên, Khoa đào tạo Luật sư, Khoa đào tạo Chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác;

b) Các phòng chức năng gồm có: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Quản trị, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Tin học, Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học, Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Giám đốc Học viện Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của các khoa, phòng chức năng thuộc Học viện.

Điều 5. Trách nhiệm của các Bộ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh:

1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng tổ chức bộ máy, rà soát nguồn cán bộ, cơ sở vật chất hiện có để bổ sung, tăng cường cho Học viện Tư pháp; xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp hàng năm;

2. Bộ Tư pháp đề nghị với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp giúp Học viện Tư pháp xây dựng nguồn giảng viên kiêm nhiệm và cung cấp nhu cầu đào tạo thẩm phán và kiểm sát viên hàng năm.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định nhu cầu đào tạo thẩm phán quân sự, kiểm sát viên quân sự và chấp hành viên quân sự hàng năm;

3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ xác định kinh phí hoạt động, kinh phí đào tạo và bồi dưỡng của Học viện Tư pháp;

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ