Loading


Quyết định 2842/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 2842/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/12/2016
Ngày có hiệu lực 28/12/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2842/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 28 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch tng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Sự cần thiết phải lập quy hoạch

Trong những năm qua, hệ thống xe buýt tỉnh Lâm Đồng đã có nhng bước phát triển nhất định về số lượng tuyến và phương tiện hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của người dân địa phương. Tuy nhiên, mạng lưới tuyến xe buýt hình thành và phát triển chưa hợp lý, chỉ mới tập trung vào một số tuyến và một số địa bàn do nhà đầu tư, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách đề xuất và thực hiện; chưa phân bổ hợp lý theo định hướng của quản lý Nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh, thiếu các tuyến buýt hoạt động trong khu vực nội đô; công tác quản lý, điều hành còn chưa chặt chẽ; cơ sở vật chất tại các bến, trạm xe buýt chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng đón trả khách tùy tiện vẫn còn xảy ra; phương tiện cũ kỹ chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định; chất lượng phục vụ chưa tốt,...

Để đáp ứng nhu cầu đi lại, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân trong thời gian tới, việc quy hoạch phát triển mạng lưới xe buýt để kết nối các khu vực đô thị, ngoài đô thị, các điểm tập trung dân cư tại các địa phương là rất cần thiết, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và văn minh đô thị.

II. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch

1. Quan điểm quy hoạch:

a) Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tình hình thực tế của địa phương.

b) Phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, nâng cao khả năng, chất lượng phục vụ, giá thành hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân; tạo môi trường giao thông văn minh và hiện đại, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và phát triển dịch vụ, du lịch của địa phương.

c) Mạng lưới tuyến xe buýt phải kết nối các khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh, các điểm tập trung dân cư, các khu công nghiệp trên các hành lang vận tải, tạo lập cơ cấu phương tiện đi lại hợp lý, khuyến khích nhân dân di chuyển bằng phương tiện vận tải công cộng.

2. Mục tiêu quy hoạch:

a) Kế thừa mạng lưới tuyến hiện tại và thiết lập hệ thống mạng lưới tuyến mới, các tuyến xe buýt phải kết nối được với nhau và kết nối với các phương thức vận tải khác, đảm bảo cho người dân dễ dàng tiếp cận sử dụng nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại trước mắt và lâu dài của nhân dân, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, kiềm chế và giảm tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, bảo đảm vệ sinh môi trường và văn minh đô thị.

b) Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh khai thác vận tải khách bằng xe buýt; quản lý chặt chẽ hoạt động xe buýt theo quy định của pháp luật để nâng cao chất lượng phương tiện, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại.

c) Tăng tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh, trong đó: tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân phấn đấu đạt 7% đến năm 2020 và đạt từ 10% - 20% đến năm 20301.

d) Sử dụng chủng loại phương tiện, trọng tải theo đúng tiêu chuẩn, thân thiện với môi trường; từng bước tiếp cận với kỹ thuật mới để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân và người khuyết tật.

III. Nội dung quy hoạch

1. Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt giai đoạn 2016 - 2020:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ