Cách lấy ánh sáng cho nhà ống hiệu quả
Nội dung chính
Cách lấy ánh sáng cho nhà ống hiệu quả
(1) Thiết kế cửa sổ lớn
Cửa sổ là giải pháp cơ bản nhất giúp lấy ánh sáng cho nhà ống. Đặc biệt, cửa sổ lớn được ưu tiên trong thiết kế nhà ống hoặc nhà trong ngõ hẹp. Chúng không chỉ giúp đón ánh sáng và gió tự nhiên mà còn làm tăng tính thẩm mỹ, tạo điểm nhấn cho không gian.
(2) Lắp đặt giếng trời
Giếng trời là một phương án tối ưu khi cửa sổ bị hạn chế do các tòa nhà xung quanh che chắn. Với khoảng thông từ mái xuống nền nhà, giếng trời giúp đưa ánh sáng và không khí tự nhiên vào sâu bên trong mà không chiếm diện tích sử dụng. Điều này đặc biệt hiệu quả với nhà ống có diện tích nhỏ.
(3) Lấy ánh sáng cho nhà ống bằng gạch bông gió
Gạch bông gió, hay còn gọi là gạch thông gió, là lựa chọn tuyệt vời để thay thế những bức tường kín truyền thống. Với thiết kế lỗ nhỏ, loại gạch này mang lại sự thông thoáng và ánh sáng, đồng thời tạo vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên.
(4) Áp dụng thiết kế không gian mở
Hạn chế sử dụng các vách ngăn trong nhà ống giúp ánh sáng lan tỏa dễ dàng hơn giữa các không gian.
Ví dụ phòng khách, bếp và phòng ăn nên được thiết kế liên thông để tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng.
(5) Chọn màu sơn sáng
Sơn tường với gam màu sáng như trắng hoặc pastel không chỉ tăng cường phản xạ ánh sáng tự nhiên mà còn tạo cảm giác không gian rộng hơn. Đặc biệt, sơn bóng có khả năng khuếch tán ánh sáng, giúp mọi ngóc ngách trong nhà đều sáng sủa.
(6) Lắp đặt đèn chiếu sáng hợp lý
Khi cần bổ sung ánh sáng nhân tạo, hãy chọn đèn âm trần nhỏ gọn để tăng hiệu ứng thẩm mỹ và tối ưu hóa ánh sáng từ trên cao. Tránh đèn chùm cầu kỳ, vì chúng có thể làm rối không gian.
(7) Thiết kế thông tầng và lam chắn
Khoảng không thông tầng và lam chắn thay cho vách ngăn kín là những cách giúp ánh sáng tự nhiên lưu thông dễ dàng hơn. Lam chắn không chỉ tạo sự riêng tư mà còn đảm bảo độ thông thoáng, tránh cảm giác bí bách.
(8) Lấy ánh sáng cho nhà ống bằng rèm cửa thông minh
Rèm cửa sáng màu, mỏng nhẹ kết hợp với cửa kính là giải pháp cân bằng ánh sáng hiệu quả. Rèm vừa đảm bảo sự riêng tư vừa kiểm soát lượng ánh sáng vào nhà.
(9) Nội thất tối giản và trần xuyên sáng
Phong cách nội thất tối giản giúp không gian thêm thoáng đãng, dễ dàng đón ánh sáng. Ngoài ra, trần xuyên sáng kết hợp đèn LED cũng là một giải pháp sáng tạo, mang lại ánh sáng đồng đều cho ngôi nhà.
Cách lấy ánh sáng cho nhà ống hiệu quả (Hình từ Internet)
Những khó khăn khi lấy ánh sáng cho nhà ống
(1) Xác định vị trí thiếu sáng
Trước tiên, cần phân tích ngôi nhà để biết rõ những khu vực nào bị thiếu sáng, nguyên nhân hạn chế ánh sáng và vị trí cần được chiếu sáng nhiều nhất.
Ví dụ, các góc khuất như phòng bếp, hành lang hay cầu thang thường cần bổ sung ánh sáng. Điều này giúp bạn đưa ra giải pháp hợp lý như sử dụng giếng trời ở giữa nhà hoặc mở thêm cửa sổ tại các bức tường tiếp giáp với không gian thoáng.
(2) Lựa chọn cách bố trí phù hợp
Việc bố trí nội thất và không gian cần tối ưu hóa để ánh sáng tự nhiên dễ dàng lan tỏa. Tránh đặt đồ nội thất quá cao hoặc dày đặc, đặc biệt gần các nguồn sáng như cửa sổ hay giếng trời.
Nội thất tối giản hoặc sử dụng vật liệu phản chiếu ánh sáng như kính, gương sẽ tăng cường hiệu quả ánh sáng trong nhà.
(3) Phụ thuộc vào kiến trúc tổng thể nhà
Nếu là nhà phố xây sẵn sẽ gây khó khăn khi lấy ánh sáng, việc cải tạo để tăng cường ánh sáng cần được tính toán kỹ, chẳng hạn như lắp thêm lam chắn, thay tường kín bằng gạch thông gió hoặc bố trí lại không gian.
Với nhà ống đô thị, cần tận dụng tối đa các khoảng không thông thoáng, tránh việc che khuất các luồng ánh sáng tự nhiên.
Cách lấy ánh sáng cho nhà ống hiệu quả (Hình từ Internet)
Nhưng lưu ý khi thiết kế lấy ánh sáng cho nhà ống
(1) Quỹ đất đô thị hạn hẹp, nhà xây san sát
Tại các khu đô thị, nhà ống chiếm khoảng 70-80% tổng số nhà ở. Tuy nhiên, quỹ đất eo hẹp không đáp ứng nổi mật độ dân cư ngày càng tăng, khiến các căn nhà phải xây san sát nhau.
Đặc biệt, nhà ống thường nằm trong các ngõ hẻm nhỏ hẹp, diện tích bề ngang hạn chế. Điều này dẫn đến việc nguồn ánh sáng tự nhiên bị che chắn bởi các công trình lân cận, làm cho không gian sống thiếu sáng và kém thông thoáng.
(2) Kiến trúc tổng thể nhà ưu tiên công năng sử dụng
Do diện tích nhà ống khiêm tốn nhưng nhu cầu sử dụng lại cao, nhiều gia đình ưu tiên xây thêm không gian chức năng để đáp ứng sinh hoạt.
Trong quá trình này, độ thông thoáng và khả năng tiếp nhận ánh sáng tự nhiên thường không được chú trọng. Các tầng trên hoặc khu vực mở rộng thường khiến ánh sáng khó phân bổ đều đến các khu vực khác trong nhà.
(3) Đặc điểm cấu trúc của nhà ống
Đặc điểm cấu trúc của nhà ống thường được xây dựng với tường bao hai bên và mặt sau giáp sát các công trình khác, khiến việc mở cửa sổ lấy sáng trở nên khó khăn.
Dù một số gia đình lựa chọn giải pháp giếng trời để cải thiện ánh sáng nhưng với chiều ngang hẹp và thiết kế sâu, nguồn sáng từ giếng trời thường không đủ để chiếu sáng toàn bộ các phòng, đặc biệt là khu vực xa giếng.