Loading


Có được đứng tên giùm nhà đất hay không? Những lưu ý khi nhờ người khác đứng tên giùm nhà đất

Không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện việc mua bán nhà đất tại Việt Nam. Nhiều người đã nhờ người khác đứng tên giùm để mua nhà. Nhưng liệu có phải là một lựa chọn an toàn?

Nội dung chính

    Có được đứng tên giùm nhà đất hay không?

    Nhà đất là tài sản phải đăng ký, Luật đất đai 2024Bộ luật dân sự 2015 không thừa nhận giao dịch “nhờ đứng tên giùm” mua nhà đất. Tuy nhiên, loại giao dịch ngầm này được thiết lập không ít trên thực tế vì những lý do khác nhau. Tập trung vào 2 nhóm đối tượng sau:

    (1) Đối tượng không có quyền thực hiện giao dịch, điển hình là người nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định pháp luật.

    (2) Đối tượng được quyền thực hiện giao dịch nhưng không muốn thực hiện như công chức, viên chức nhà nước vì lo ngại việc công khai, kiểm kê tài sản; Người vướng nợ nần chồng chất, có nguy cơ hoặc đang bị khởi kiện; Người đang bị thi hành án dân sự theo phán quyết có hiệu lực của Tòa án; Người không muốn người khác biết việc sở hữu tài sản vì các lý do tế nhị …

    Về hình thức, các giao dịch “đứng tên giùm” thường được lập thành giấy viết tay, có đủ chữ ký của các bên, đương nhiên là không công chứng được. Trường hợp không có giấy viết tay, cũng có các căn cứ để chứng minh việc “nhờ đứng tên giùm” này trên thực tế như bản ghi âm, người làm chứng, sao kê chuyển khoản ngân hàng …

    Tranh chấp phát sinh khi người được nhờ đứng tên giùm nhà đất muốn chiếm hữu luôn nhà đất do mình đứng tên hoặc không chịu thực hiện các thủ tục chuyển nhượng lại cho người nhờ đứng tên giùm khi họ yêu cầu chuyển nhượng lại theo thỏa thuận “nhờ đứng tên giùm” ban đầu.

    Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định nào liên quan đến việc đứng tên giùm nhà đất.

    Xét ở góc độ pháp lý việc mua đất nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trái với quy định của pháp luật và giao dịch này không được pháp luật công nhận.

    Ngoài ra, khi mua đất nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nghĩa là bạn đang trao cho họ quyền sử dụng, sở hữu đối với bất động sản đó. Trong khi thực tế họ không phải là chủ sở hữu, chủ sử dụng thực sự của bất động sản đó và bạn sẽ không có nguy cơ gặp nhiều rủi ro trong tương lai.

    Những rủi ro khi nhờ người khác đứng tên giùm nhà đất

    Khi nhờ người khác đứng tên hộ nhà đất, có nhiều rủi ro mà bạn cần cân nhắc:

    (1) Rủi ro về quyền sở hữu

    - Người đứng tên có thể không thực hiện đúng cam kết và có thể bán hoặc chuyển nhượng tài sản mà không có sự đồng ý của bạn.

    (2) Rủi ro pháp lý:

    - Nếu người đứng tên gặp rắc rối về tài chính hoặc pháp lý, tài sản có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn.

    (3) Rủi ro trong việc quản lý tài sản:

    - Người đứng tên có thể không chăm sóc hoặc quản lý tài sản đúng cách, dẫn đến tình trạng xuống cấp hoặc mất giá trị.

    (4) Khó khăn trong việc thu hồi tài sản:

    - Nếu xảy ra tranh chấp, bạn có thể gặp khó khăn trong việc chứng minh quyền sở hữu và thu hồi tài sản.

    (5) Rủi ro từ các giao dịch không minh bạch:

    - Thiếu minh bạch trong các giao dịch có thể dẫn đến việc bạn không nắm rõ tình hình tài sản, làm gia tăng rủi ro bị lừa đảo.

    (6) Rủi ro về tài chính:

    - Bạn có thể phải chịu trách nhiệm tài chính liên quan đến tài sản (như thuế, phí bảo trì) mà không có quyền sở hữu rõ ràng.

    Có được đứng tên giùm nhà đất hay không? Những lưu ý khi nhờ người khác đứng tên giùm nhà đất (Hình ảnh từ internet)

    Những lưu ý khi nhờ người khác đứng tên giùm nhà đất

    Khi rủi ro xảy ra, tranh chấp và xung đột phát sinh thì điều đầu tiên là bất lợi sẽ thuộc về bạn, bạn phải mất nhiều thời gian và công sức, tiền bạc để chứng minh rằng mình là người chủ thực sự của bất động sản đó.

    Nếu như không chứng minh được thì quyền sở hữu và sử dụng đất của bạn sẽ không được pháp luật công nhận và hệ quả là bạn sẽ mất tài sản đó. Trong trường hợp bắt buộc phải nhờ người khác đứng tên giùm thì bạn phải lập những cam kết và những thỏa thuận rõ ràng, luôn giữ chứng từ hóa đơn đầy đủ để phục vụ cho quá trình chứng minh bạn là người chủ thực sự của bất động sản đó.

    Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật, trước khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ thì người chủ sở hữu thực sự cần tiến hành thỏa thuận với người được nhờ đứng tên hộ về việc chuyển quyền sử dụng đất (sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) từ người đó sang bạn. Phải đưa ra nội dung thỏa thuận giữa hai bên thành văn bản và đến văn phòng công chứng để chứng thực. Lúc này, người công chứng viên có thể góp ý thêm một số nội dung cho hợp pháp để văn bản không bị vô hiệu hóa trước pháp luật

    Nếu người đó đồng ý, hai bên có thể chuyển quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng tặng cho có công chứng và thực hiện sang tên tại Phòng tài nguyên môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.

    Trong trường hợp không thể thỏa thuận với người đó để chuyên quyền sử dụng đất, bạn có thể khởi kiện lên tòa án có thẩm quyền để được giải quyết.

    Nếu hai bên không thỏa thuận bằng văn bản thì phải có các chứng cứ khác để chứng minh:

    - Lưu giữ lại những bằng chứng chứng minh việc nhờ người khác đứng tên hộ như: các hóa đơn, chứng từ chứng minh mình là chủ sở hữu thực sự của bất động sản, xác nhận giao dịch chuyển tiền của ngân hàng, ghi âm cuộc trò chuyện giữa hai bên...

    - Giữ toàn bộ giấy tờ đăng ký sở hữu tài sản sau khi đã hoàn tất quá trình giao dịch mua bán

    - Nếu nhận thấy bên được nhờ đứng tên có dấu hiệu muốn chiếm đoạt tài sản, cần làm ngay đơn gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.

    Tuy nhiên, để bảo đảm những quyền lợi được pháp luật bảo hộ, không nên nhờ người khác đứng tên giùm trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này sẽ không được pháp luật công nhận và giao dịch này là trái pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    22