Có nên thuê phòng trọ ở ghép hay không? Cần lưu ý điều gì khi thuê phòng trọ ở ghép?

Ở ghép là chuyện không còn xa lạ gì với những người ở trọ, đặc biệt là sinh viên và người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, việc ở ghép thường phát sinh khá nhiều vấn đề. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu có nên thuê phòng trọ ở ghép hay không.

Nội dung chính

    Có nên thuê phòng trọ ở ghép hay không?

    Đối với các bạn sinh viên, người mới nhập cư thì chuyện ra ở trọ là một điều tất yếu. Nhưng không phải ai cũng có khả năng kinh tế để thuê phòng trọ một mình. Khi đó, bắt buộc phải trọ ghép cùng một người khác.

    Việc ra ở trọ có nghĩa là bạn phải sống một cách tự lập. Nhất là đối với các bạn tân sinh viên, người bị động không học được cách sống tự lập thì điều đó là một bước khởi đầu khá khó khăn.

    Ở ghép là cách tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp đã ở ghép với nhau từ trước, nhưng cũng có trường hợp phải ở ghép với người xa lạ.

    Có nên thuê phòng trọ ở ghép hay không? Cần lưu ý điều gì khi thuê phòng trọ ở ghép? (Hình từ Internet)

    Cần lưu ý điều gì khi thuê phòng trọ ở ghép?

    Tìm hiểu kỹ đối tượng trước khi ở

    Tìm đối tượng ở ghép với mình là điều cực kỳ quan trọng. Vì người ở cùng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Hãy tìm hiểu thật kỹ về nhân thân, tính cách đối tượng ở ghép với mình. Bạn cần nắm được những thông tin cơ bản của họ như tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp và thói quen sinh hoạt… Tốt nhất là hãy nhờ người quen, bạn bè giới thiệu như vậy sẽ đảm bảo được độ tin cậy. Hiện nay có rất nhiều trường hợp kẻ gian giả vờ tìm các phòng trọ ở ghép để trộm cắp tài sản. Vì vậy bạn cần nắm rõ các thông tin của người ở chung với bạn. Có như vậy, bạn sẽ chủ động được những tình huống xảy ra ngoài ý muốn.

    Ở ghép với người lớn tuổi đôi khi bạn có thể học hỏi được những kinh nghiệm từng trải nhưng về lâu dài, trong quá trình sinh hoạt chung thì ở ghép với người bằng tuổi bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Đối với các bạn sinh viên, tốt nhất hãy tìm những bạn cùng trường để trọ cùng. Có như vậy sẽ đảm bảo thời gian sinh hoạt tương đồng. Bên cạnh đó có thể hỗ trợ nhau trong học tập. Dễ dàng chia sẻ quan điểm cũng như bày tỏ ý kiến của mình. 

    Tìm hiểu phòng trọ trước khi dọn đến

    Để biết được chính xác tình trạng phòng trọ bạn thuê như thế nào bạn nên trực tiếp đến để nắm được tình hình. Khi trực tiếp đến xem bạn có thể biết phòng trọ đã có bao nhiêu người ở trước đó (trường hợp phòng trọ ở ghép từ 3 người trở lên). 

    Bên cạnh đó bạn biết được đường xá đi lại có dễ dàng? Tình hình điện nước ra sao, có thoải mái không? Phòng trọ có gọn gàng sạch sẽ hay không? Nếu phòng trọ gọn gàng sạch sẽ thì có nghĩa là người sống chung phòng trọ với mình có ý thức giữ gìn vệ sinh và ngược lại.

    Thống nhất một số nội quy chung

    Ngay từ ngày đầu tiên bạn đến ở hãy cùng bạn ở ghép với mình thống nhất một số nội quy chung. Đảm bảo trong quá trình sinh hoạt tất cả đều thấy thoải mái và không xảy ra những mâu thuẫn không đáng có.

    Hạn chế tối đa mua đồ chung

    Trong thời gian ở chung ngoài những đồ đạc cá nhân sẽ có những đồ đạc sử dụng chung như: Bếp ga, nồi, quạt máy… Tốt nhất là khi ở ghép các bạn nên hạn chế tối đa mua đồ dùng chúng để tránh phiền phức sau này khi có người chuyển đi.

    Nên phân chia ngày trực phòng

    Mục đích của việc phân chia trực phòng là giúp cho không gian sinh hoạt chung luôn được sạch sẽ. Lịch phân chia phải rõ ràng từng công việc như: lau dọn nhà cửa, nhà vệ sinh, vệ sinh bếp, đổ rác, nấu ăn, đi chợ…

    Tùy vào giờ giấc của mỗi người để có lịch cụ thể. Mọi người sẽ bố trí, sắp xếp thời gian của mình để thực hiện tốt lịch trực của mình. Tránh trường hợp ỉ lại gây những mâu thuẫn không đáng có.

    Phân chia việc nấu ăn cũng rất quan trọng. Đi chợ, nấu ăn được lên lịch, ai đi mua đồ, ai nấu ăn, số tiền chi cho mỗi ngày ăn là bao nhiêu. Có như vậy các bạn sẽ đảm bảo được bữa ăn vừa hợp túi tiền nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe.

    Nên có một quỹ phòng riêng

    Trong sinh hoạt hàng ngày tất nhiên sẽ phát sinh một số vấn đề về tài chính. Như bóng đèn bị hỏng, quạt hỏng, đồ dùng bếp, hết đồ vệ sinh… Chính vì vậy mà các bạn nên có một quỹ phòng riêng. Từ đó thuện tiện chi trả một số vấn đề phát sinh đó.

    Quỹ phòng không nên góp quá nhiều. Mỗi người chỉ cần đóng góp từ 50 đến 100 ngàn là đủ để chi trả những vấn đề cần thiết, phát sinh.

     

    saved-content
    unsaved-content
    117
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT