Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước? Cách chọn làm trần nhà chống thấm hiệu quả?
Nội dung chính
Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước
Trần nhà bị thấm nước thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố quan trọng là sự đồng bộ trong quá trình thiết kế, thi công và lắp đặt hoàn thiện công trình.
Chỉ cần một sai sót nhỏ trong bất kỳ công đoạn nào cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Đặc biệt, nếu bỏ qua việc chống thấm cho sàn mái, nước mưa sẽ dần ngấm vào theo thời gian và gây ra tình trạng thấm nước trên trần nhà.
Sàn mái bê tông, nơi chịu tác động trực tiếp của thời tiết, là một trong những nguyên nhân chính gây thấm dột. Sự thay đổi nhiệt độ liên tục sẽ khiến sàn mái xuất hiện các vết nứt. Khi trời mưa, nước mưa sẽ thấm qua những vết nứt này và rò rỉ xuống trần nhà, gây thấm dột trần nhà.
Ngoài yếu tố thời tiết, lỗi thi công kém chất lượng cũng là một nguyên nhân dẫn đến thấm dột trần nhà. Lỗi này có thể do thợ xây tính toán sai về kỹ thuật hoặc vật liệu, dẫn đến việc trần nhà xuống cấp sau một thời gian dài sử dụng. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu kém chất lượng trong quá trình chống thấm ban đầu cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột.
Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước? Cách chọn làm trần nhà chống thấm hiệu quả? (Hình từ Internet)
Biện pháp xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả?
(1) Xử lý trần nhà bị thấm nước đối với nhà cũ
Khi nhà bị thấm nước sau nhiều năm sử dụng, có thể xử lý hiệu quả bằng cách sử dụng sơn chống thấm. Các bước thực hiện bao gồm:
- Kiểm tra và làm sạch bề mặt: Đầu tiên, bạn cần làm sạch tường và trần nhà khỏi các vết nấm mốc, bong tróc và bụi bẩn.
- Xử lý rêu mốc: Sau khi đã loại bỏ các vết nấm mốc, sử dụng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để xử lý những phần rêu mốc bám sâu vào bề mặt trần nhà.
- Trám các vết nứt: Dùng hồ vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn trên trần nhà. Lưu ý là độ ẩm của tường cần dưới 16% để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất.
- Phủ sơn chống thấm: Khi bề mặt tường đã khô thoáng, tiến hành phủ một lớp sơn chống kiềm. Sau đó, để sơn khô tự nhiên và tiếp tục phủ thêm 1-2 lớp sơn chống thấm lên trên.
Trong quá trình sửa chữa trần nhà bị ẩm mốc, bước vệ sinh bề mặt rất quan trọng. Việc loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và ẩm mốc cần thực hiện cẩn thận để ngăn ngừa tái phát và giúp tăng độ bám dính của sơn chống thấm, đảm bảo sự bền vững của công trình sau khi sửa chữa.
(2) Xử lý trần nhà bị thấm nước đối với nhà mới
Cách xử lý trần nhà mới xây bị thấm nước sẽ tùy vào nguyên nhân cụ thể:
- Trần nhà mới chỉ bị ố vàng: Để khắc phục, bạn có thể sử dụng sơn chống thấm tường có đặc tính khô nhanh trong vòng 1-2 giờ để phủ lên bề mặt trần nhà.
- Trần nhà thấm nước do dột trên mái: Nếu trần nhà bị thấm do dột từ mái, bạn cần trám các vết nứt từ trên máng xối bằng hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày khoảng 1cm. Sau đó, phủ thêm một lớp sơn chống thấm để tăng cường khả năng ngăn nước thấm.
Cách chọn làm trần nhà chống thấm hiệu quả?
Khi trần nhà xuất hiện tình trạng thấm nước, hoặc bạn muốn bảo vệ công trình và kéo dài tuổi thọ của trần nhà. Dưới đây là những cách chống thấm trần nhà bê tông như sau:
(1) Chống thấm trần nhà bằng Sika
Sika, hay còn gọi là Sikaproof Membrane, là một loại vật liệu chống thấm lỏng được cải tiến từ bitum polyme gốc nước. Phương pháp chống thấm trần nhà bằng Sika có thể áp dụng cho nhiều loại công trình khác nhau từ các lớp chống thấm cho sàn mái phẳng, tường nhà, đến ban công và tầng hầm.
Giải pháp chống thấm này có chi phí khá hợp lý và quy trình thi công đơn giản. Lớp phủ Sika cũng có độ bền cao và tuổi thọ lâu dài, phù hợp với đa dạng các công trình xây dựng.
(Hình từ Internet)
(2) Chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm tự dính
Màng chống thấm tự dính có một lớp nhựa High Density Ethylene trên bề mặt, giúp màng này chịu được nhiệt độ cao và điều kiện thời tiết nắng nóng đặc trưng của Việt Nam. Với tính năng tự dính, phương pháp này mang lại hiệu quả chống thấm tối ưu cho các công trình xây dựng.
(Hình từ Internet)
(3) Chống thấm bằng keo chống thấm
Sử dụng keo chống thấm cũng là một phương pháp hiệu quả để xử lý tình trạng thấm nước trên trần nhà.
Một số loại keo chống thấm chất lượng mà bạn có thể sử dụng là: Keo chống thấm RTV, Acrylic, Silicone, Neomax 820, AS – 4001SG, Polyurethane,…Keo chống thấm giúp tạo lớp bảo vệ kín khít và ngăn ngừa nước thấm vào công trình.
(Hình từ Internet)
(4) Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm trần nhà Dulux
(Hình từ Internet)
Dulux một trong những cái tên nổi tiếng mà mọi người điều biết đến với dòng sơn chống thấm trong nhà chất lượng, luôn mang đến cho người dùng cảm giác an tâm hơn. Mỗi dòng sơn dulux đều có công dụng và đặc trưng riêng phù hợp với từng khu vực.