Loading


Tâm lý chờ đợi giá bất động sản giảm: liệu người mua có được đền đáp?

Giá bất động sản đã có xu hướng tăng trong quý 2/2024 nhưng nhiều người mua nhà vẫn giữ tâm lý giá sẽ giảm thêm khiến thị trường kém giao dịch thực.

Nội dung chính

    Tâm lý chờ đợi giá bất động sản: liệu người mua có được đền đáp?

    Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trầm lắng, tâm lý chờ đợi giá giảm đang chi phối mạnh mẽ quyết định của người mua nhà. Theo kết quả khảo sát, trong quý 1/2024, 55% người tham gia dự đoán giá bất động sản sẽ giảm, 24% cho rằng giá nhà sẽ giữ nguyên, và 21% kỳ vọng giá sẽ tăng. Đến quý 2/2024, con số này đã thay đổi đáng kể, với 79% dự đoán giá sẽ tiếp tục giảm, chỉ 8% tin rằng giá sẽ ổn định, và 12% cho rằng giá sẽ tăng.

    Tâm lý chờ đợi giá bất động sản giảm: liệu người mua có được đền đáp? (Hình từ internet)

    Thị trường bất động sản hiện nay vẫn đang trong trạng thái “nín thở” chờ đợi. Phần lớn người mua nhà mong muốn thấy những tín hiệu tích cực hơn trước khi quay trở lại với thị trường. “Người mua vẫn đang hy vọng giá nhà sẽ giảm, trong khi các chính sách mới và thay đổi về Luật Bất động sản có thể mang lại một thị trường tích cực hơn. Tâm lý chờ đợi tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản trong nửa đầu năm 2024.

    Mặc dù sự hài lòng về thị trường có dấu hiệu tăng trưởng và đánh giá của người dùng đã tích cực hơn khi xét đến yếu tố lãi suất vay mua nhà so với quý trước, nhưng chỉ số về tình hình thị trường và khả năng mua nhà của người dân lại giảm. Điều này cho thấy, mặc dù có một số cải thiện, nhưng tâm lý người mua vẫn chưa được nâng cao đáng kể so với trước.

    Một điểm đáng chú ý khác là nhóm khách hàng dẫn dắt giao dịch nhà đất trong năm qua chủ yếu là người mua không sử dụng đòn bẩy tài chính. Cụ thể, 42% khách hàng trong độ tuổi từ 40-59 đã sở hữu ít nhất một bất động sản trong năm qua. 48% số người mua bất động sản không vay vốn ngân hàng, trong khi tỷ lệ này ở quý 1/2024 là 33%.

    Xu hướng chuyển dịch từ thị trường sơ cấp sang thứ cấp cũng đang trở nên rõ ràng hơn. Nếu như trong quý 1/2024, có tới 68% người mua nhà chọn mua từ các dự án mở bán từ chủ đầu tư, thì quý 2/2024, con số này đã giảm còn 55%. Ngược lại, nhu cầu tìm mua bất động sản ở thị trường thứ cấp – nơi các nhà đầu tư mua đi bán lại – lại tăng từ 33% lên hơn 45% chỉ trong vài tháng.

    Theo các chuyên gia, điều này không quá bất ngờ khi nguồn cung sơ cấp đã trở nên khan hiếm trong suốt thời gian dài. Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, số lượng căn hộ chào bán mới trong 6 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt chưa đến 2.000 căn. Sự thiếu hụt này đã đẩy người mua hướng đến thị trường thứ cấp, đặc biệt là khi các dự án sơ cấp hiện nay chủ yếu tập trung vào phân khúc cao cấp, trong khi phần lớn nhu cầu thực tế lại rơi vào phân khúc trung cấp và bình dân, với giá dưới 50 triệu đồng/m².

    Tâm lý chờ đợi và thận trọng của người mua nhà có thể sẽ còn kéo dài, khi mà những biến động trên thị trường BĐS vẫn đang khó lường. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu chiến lược “chờ giá” này có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi, hay sẽ dẫn đến việc bỏ lỡ những cơ hội đáng giá? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời được câu hỏi này.

    Giá bất động sản khó giảm, kỳ vọng người mua đang dần xa vời

    Mặc dù nhiều người mua nhà vẫn kỳ vọng giá bất động sản sẽ giảm, nhưng thực tế đang diễn ra lại khác xa với mong đợi. Trong quý 2/2024, giá bất động sản không chỉ không giảm mà còn có xu hướng tăng cao so với cùng kỳ năm 2023. Tại Hà Nội, giá chung cư đã tăng trung bình 31%, đất nền tăng 19%, nhà riêng tăng 32%, và biệt thự tăng 18%.

    Giá bất động sản khó giảm, kỳ vọng người mua đang dần xa vời (Hình từ internet)

    Ở TP.HCM, mặc dù thị trường thanh khoản còn yếu, nhưng giá bất động sản cũng không hề giảm. Các phân khúc đất nền, nhà riêng, và nhà mặt phố đều duy trì mức giá ổn định, trong khi giá căn hộ thậm chí tăng thêm 6% so với cùng kỳ năm trước.

    Những dự báo từ các chuyên gia cho thấy khả năng giá bất động sản sẽ tiếp tục leo thang.Yếu tố cung – cầu được cho là nguyên nhân chính khiến giá nhà khó giảm. Năm 2024, nguồn cung căn hộ ước đạt 11.000 căn, chủ yếu tập trung ở TP.HCM với 8.000 căn, trong khi nhu cầu tại TP.HCM và Hà Nội vẫn ở mức vài chục nghìn căn mỗi năm. Sự khan hiếm nguồn cung đẩy giá nhà lên cao, và dù thị trường có cải thiện, giá nhà vẫn khó có khả năng giảm.

    Điều này cũng lý giải tại sao nhiều gia đình trẻ hiện nay chọn giải pháp thuê nhà thay vì mua. Ngay cả những căn nhà được mở bán sau cũng thường có giá cao hơn, làm cho việc sở hữu nhà ở càng trở nên khó khăn hơn khi tốc độ tăng thu nhập không bắt kịp với tốc độ tăng giá nhà.

    Với những nhà đầu tư, việc mua nhà để chờ tăng giá hoặc cho thuê vào thời điểm này đòi hỏi phải tính toán kỹ lưỡng, bởi các dự án chung cư sơ cấp đang đẩy giá lên cao do chi phí đầu vào ngày càng tăng.

    saved-content
    unsaved-content
    62